KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT KHI SINH SỐNG TẠI NHẬT

Cuộc sống tại Nhật hoàn toàn không giống với Việt Nam. Và bạn phải tập làm quen với điều đó. Tuy nhiên “Làm thế nào để thích nghi?” lại là vấn đề khác. Thực tế, những khó khăn về rào cản ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa và mức sống luôn khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy khó khăn khi bắt đầu cuộc sống mới tại “đất nước hoa anh đào”. Nếu đang cảm thấy “hoang mang” và “bối rối”, hãy tham khảo những kỹ năng sống cần thiết khi sang Nhật dưới đây.

1. Cuộc sống tại Nhật – thực tế như thế nào?

Mặc dù cùng thuộc các quốc gia nằm trong khu vực châu Á, xong cuộc sống tại Nhật lại có rất nhiều khác biệt so với Việt Nam và các quốc gia khác, với những nét bản sắc độc đáo và không trộn lẫn.

1.1 Đất nước sạch sẽ

Theo chia sẻ của những bạn du học sinh đã từng đến với “đất nước mặt trời mọc”, Nhật Bản chỗ nào cũng sạch. Thậm chí, bạn có thể đi đôi giày trắng cả tuần mà không bẩn. Hay nước sạch đến mức bạn cảm tưởng có thể uống trực tiếp ngay tại vòi.

1.2 Luôn lịch sự và tôn trọng người khác

Nhật Bản có nét văn hóa giao tiếp rất đặc biệt. Họ luôn tỏ thái độ tôn trọng người khác bằng những lời chào hỏi và cúi đầu thấp. Thêm đó, khi nhờ vả hay làm phiền đến ai đó, họ lập tức nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi.

1.3 Nhật Bản – quốc gia sống vội

Nhịp sống ở Nhật khá nhanh. Và khi mới sang, hầu hết các bạn du học sinh đều thấy “choáng’ với điều này. Người Nhật rất quý thời gian, và họ luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách nhanh nhất khi có thể.Nước Nhật cũng nổi tiếng với phong cách làm việc cần cù và tỉ mỉ. Điều này đòi hỏi các bạn du học sinh hay thực tập sinh phải vô cũng nỗ lực và cố gắng để thích nghi khi sống tại đây.

1.4 Rào cản ngôn ngữ – vấn đề gây trở ngại

Hầu hết các bạn du học sinh đều cho rằng ngôn ngữ là vấn đề gây trở ngại và khó khăn lớn nhất khi bắt đầu cuộc sống tại Nhật, nhất là với những bạn tiếng Nhật không được tốt.Điều này gây trở ngại cho quá trình sống, học tập và làm việc cũng như các vấn đề sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.

2. “Bỏ túi” 4 kỹ năng cần biết khi đi du học Nhật Bản

2.1 Thức khuya dậy sớm

Nhiều du học sinh không thể thu xếp thời gian tự học vào ban ngày vì lí do bận học ở trường hoặc đi làm thêm nên nhiều bạn đã chọn thức khuya làm bài. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng ôn bài, bạn không nên ngồi gần cái máy tính (có kết nối Internet) và cũng đừng nên ngồi quá gần chiếc giường êm ái! Cách duy nhất để giải quyết tình trạng thức khuya học bài là phải thiết kế lại thời gian biểu giữa việc làm thêm và học tập.

2.2 Kỹ năng chọn bạn

Ở môi trường nước ngoài, việc có một người bạn đã khó, nhưng chọn đúng bạn lại là việc khó hơn. Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm hay thái độ cộng tác, bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn tiềm năng để rủ họ cùng làm việc. Bạn nên ngay từ đầu thân thiện mỉm cười hay chào hỏi tất cả mọi người xung quanh.

2.3 Kỹ năng làm việc nhà

Bạn sẽ phải làm tất cả việc nhà từ đầu đến cuối, Nếu sống chung với bạn bè quốc tế, bạn nên thống nhất việc dọn dẹp nhà chung vào cuối tuần. Cứ đến giờ đó thì làm theo đúng nguyên tắc. Về chuyện bếp núc, bạn có thể nấu vào buổi tối hôm trước để chuẩn bị thức ăn cho buổi trưa hôm sau, hoặc cũng có thể cắm cơm từ sáng trong lúc tắm để tối về nhà khỏi phải tốn thời gian cho việc này.Kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc nhà nhanh hơn, tốn ít công sức và tiết kiệm thời gian đảm bảo bạn có nhiều thời gian học hành, làm việc và đi chơi hơn.

2.4 Kỹ năng quản lý thời gian

Với những bạn du học sinh Nhật Bản, thời gian chưa bao giờ là đủ. Bạn cần thời gian học, thời gian làm thêm, thời gian sinh hoạt…. Và nếu không biết cách sắp xếp thời gian một cách khoa học, bạn sẽ gặp khá nhiều “rắc rối” khi sống tại Nhật.Bạn cần có kế hoạch và sắp xếp các công việc một cách chặt chẽ, xác định rõ mục tiêu đi xuất khẩu lao động không chỉ là kiếm tiền mà nên có thời gian ưu tiên cho học tập tiếng. Nếu có thể, hãy từ chối những việc làm khiến bạn mất thời gian đê có thể sử dụng tối đa hiệu quả thời gian.

3. Những điều cần biết để THÍCH NGHI TỐT HƠN với cuộc sống Nhật Bản

Bên cạnh một số kỹ năng cần biết khi đi du học Nhật Bản thì để thích nghi với cuộc sống du học đầy mới mẻ này, bạn cần nắm được một số kỹ năng dưới đây:

3.1 Hãy cố gắng học tiếng Nhật thật tốt

Ngôn ngữ chính là phương tiện để chúng ta có thể giao tiếp, chia sẻ và học tập nhiều điều trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay rất nhiều bạn du học sinh những năm đầu mới sang Nhật lại khá mơ hồ về ngôn ngữ, không giao tiếp được bằng tiếng Nhật. Bạn biết đấy, bạn sẽ không thể bắt chuyện được với mọi người khi không biết phải nói như nào, rồi nghe họ nói chuyện mình cũng chẳng hiểu. Và tất nhiên khi lên lớp bạn cũng chẳng thể nào hiểu nổi thầy cô đang giảng cái gì, vậy thì làm sao có thể học tốt được? Nếu bạn không cố gắng cải thiện nó, dần dà bạn sẽ trở nên sợ giao tiếp, thu mình và khi không được luyện tập, tiếng Nhật của bạn sẽ không những không tiến bộ mà có thể còn ngày càng tệ đi. Vậy nên bạn có biết ở KAHA, khi đào tạo các học viên du học sinh Nhật, điều gì là quan trọng nhất không? Đó chính là đào tạo tiếng Nhật! Các bạn học viên tại KAHA học tiếng Nhật từ thứ 2-thứ 6, mỗi ngày 6h học trên lớp cộng với 3h buổi tối các bạn có thể ôn bài tại KTX.Vậy nên giải pháp dành cho các bạn là gì? Đó là đừng sợ sai, cứ mạnh dạn nói chuyện và quan trọng hơn hết là bản thân bạn phải cố gắng học tiếng Nhật mỗi ngày. Bởi thuận lợi ở đây là bạn hoàn toàn được sống trong môi trường bản xứ để học ngoại ngữ. Vậy thì còn gì bằng nữa đúng không nào? Chẳng ai có thể giỏi hay biết gì đó ngay từ đầu mà không thử hay trải qua điều đó cả, chỉ có người lười biếng là mãi vẫn chẳng biết gì.

3.2. Chủ động học hỏi, khám phá những cái mới

Nếu được hỏi người trẻ bây giờ thiếu nhất là cái gì? Thì chắc chắn mình sẽ trả lời đó là sự “chủ động”. Mặc dù hiện nay gen Z là một thế hệ vô cùng năng động tuy nhiên trong đó vẫn còn nhiều bạn vẫn còn giữ tâm thế bị động trong mọi việc. Chỉ đâu làm đấy hoặc có khi không làm. Mà một khi đã xác định ra nước ngoài, du học Nhật Bản có nghĩa là bạn sẽ phải xa gia đình, một mình tự lực nơi đất khách. Vậy nên có thể nói “chủ động” là một kỹ năng sinh tồn – một kinh nghiệm sống ở Nhật của du học sinh. Bạn đừng quên mục đích ban đầu của bạn sang đây là gì? là học tập và khám phá những điều thú vị hay ho mà trong nước không có! Vậy thì giờ đây, đã được đứng ở đây, tại sao bạn lại tự thu mình trước những cái tốt đẹp đến vậy. Chăm chỉ học tập là điều rất tốt, tuy nhiên nếu bạn chỉ hằng ngày cắp sách đến trường và về nhà cắm đầu vào học, viết kanji và flashcards từ vựng treo kín tường nhưng vẫn không biết đi tàu điện thế nào, mua thuốc, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày hay mỹ phẩm ở đâu, ở siêu thị người ta bán những gì, thì hãy nhanh chóng thay đổi đi nhé. Hãy học cả trong cuộc sống nữa chứ đừng chỉ chúi đầu vào sách vở. Điều này cũng là cách khiến cho việc học tiếng Nhật bớt nhàm chán hơn. Khi đến một nơi ở mới, bạn nên đi xem xung quanh xem chợ/siêu thị, hiệu thuốc, ga tàu điện ngầm,… ở đâu để khi cần thì mình có thể đến ngay; xem ở đây có những cảnh đẹp gì, có món ăn gì ngon, học cách chuyển tiền ngân hàng, cách đi tàu điện ngầm, cách dùng máy bán nước tự động,… đó đều chính là những kỹ năng sống cần thiết đó!

3.3 Lễ phép với mọi người

Người Nhật luôn nói lời xin lỗi với người khác, mặc cho việc làm của người đó chỉ là rất nhỏ. Và việc lễ phép với người lớn tuổi, cấp trên đặc biệt được người Nhật rất coi trọng và cung kính bằng thái độ, kính ngữ và tư thế chào.Vì thế, khi đi du học Nhật Bản bạn cần học cách tôn trọng và lễ phép với những người dân nơi đây. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những bất lợi trong công việc, sinh hoạt và được tôn trọng.

3.4 Tránh làm ảnh hưởng đến người khác

Người Nhật rất “ngại” khi làm phiền, làm ảnh hưởng đến người khác. Điều này được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày tại “đất nước hoa anh đào”.Trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật hầu như đều không gắn các thiết bị âm thanh phát ra tiếng. Họ cũng luôn có thói quen giữ yên tĩnh và không làm ảnh hưởng đến người khác tại nơi công cộng.Vì thế, khi đến đây, bạn bạn nên tập thói quen giữ ý thức, trật tự nơi công cộng, không làm ồn, ảnh hưởng đến người khác khi đi trên tàu điện ngầm, xe bus. Đặc biệt, sau mười giờ đêm bạn nên giảm tối đa các loại âm thanh của các thiết bị tại nơi mình sống để tránh ảnh hưởng đến người khác. Đồng thời bạn nên “ăn nhẹ nói khẽ” để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh.

3.5 Thật sự siêng năng và chăm chỉ

Điểm chung đáng quý nhất của người Nhật và người Việt chúng ta là luôn cần cù, chăm chỉ làm việc. Đây cũng là kinh nghiệm sống giúp bạn thích nghi tốt nhất khi sinh sống tại Nhật. Dù bạn có nhanh lẹ và giỏi giang đến đâu thì đức tính chăm chỉ luôn là cốt lõi và luôn được đánh giá cao. Người dân Nhật Bản rất thích những con người luôn cần cù, cần mẫn và biết phấn đấu làm việc.

3.6 Hãy học cách “tiết kiệm”

Tiết kiệm luôn là đặc tính luôn có của người Nhật, họ luôn tiết kiệm mọi thứ ngay cả thức ăn. Không bao giờ mua đồ thừa hay lãng phí mà chỉ sử dụng đúng nhu cầu cần thiết của bản thân. Chi phí sống tại Nhật rất đắt đỏ. Vì thế, hãy chuẩn bị một kế hoạch tài chính hợp lý, tránh lãng phí. Khi sống và làm việc tại Nhật bạn nên tạo cho mình thói quen này.

3.7 Đừng ‘tùy tiện” bắt chuyện với người Nhật

Khi đến Nhật Bản, bạn đừng tùy tiện bắt chuyện. Đặc biệt là mấy chị trung niên vì họ thường khá khó chịu khi bị nhìn chằm chằm hay tự nhiên bị bắt chuyện. Bạn có thể bị gọi công an vì tội quấy rối người khác nếu bắt chuyện “nhầm đối tượng”. Bên cạnh đó, nếu bỗng dưng đi đường hay ở nhà thấy có người đến bắt chuyện, tỏ vẻ muốn kết bạn thì bạn cũng đừng đáp trả, bởi 90% những người này là người của “Nhật nguyệt thần giáo” đang muốn “chiêu mộ” bạn. Hiện, hội này đã lôi kéo được rất nhiều bạn Việt Nam cũng như các quốc gia khác tham gia.

3.8 Vấn đề vay tiền và ăn trộm ở Nhật

Thực tế, người Nhật rất ít khi vay tiền người khác. Vì thế, nếu bỗng nhiên có người Nhật tỏ ra quan tâm đến món nợ của bạn và có ý muốn cho vay tiền thì bạn nên cẩn thận, vì đó có thể là xã hội đen. Đặc biệt, vấn đề trộm cắp ở Nhật du học sinh cần hết sức chú ý. Những trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị đuổi về nước. Và chắc chắn một điều là họ còn làm ảnh hưởng đến những người sau.

3.8 Quy tắc đi lại tại Nhật Bản

Khác với Việt Nam, Nhật Bản có sự khác biệt rất lớn về giao thông. Người Nhật luôn duy trì quy tắc giao thông bên trái. Vậy nên, bạn luôn phải đi ở phía bên trái đường khi tham gia giao thông. Quốc gia này cũng rất “chuộng” sử dụng xe đạp. Kết quả thống kê của Bicycle Fact có đến hơn 60% người Nhật sử dụng xe đạp. Bạn có thể dùng xe đạp để đến các ga xe lửa vì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi đi bộ hoặc xe bus.

4. Cuộc sống Nhật Bản và các vấn đề cần lưu ý

Như đã trình bày ở trên, Nhật Bản có những phong tục, văn hóa ứng xử khác với người Việt. Để có thể thích nghi và hòa nhập với cuộc sống, bạn cần nắm được một số vấn đề sau:

4.1 Giữ quy tắc khi lên tàu

Khi tham gia các phương tiện công cộng nói chung và tàu điện nói riêng, bạn cần hạn chế nói chuyện điện thoại to tiếng hay ăn uống. Người Nhật rất coi trọng quy tắc ứng xử trên tàu, vì thế, khi lên tàu, hãy chú ý những điều này để không gây ảnh hưởng và khó chịu cho những người xung quanh.Bên cạnh đó, tàu điện ở Nhật cũng có những ghế ngồi ưu tiên dành cho người khuyết tật hay người cao tuổi, phụ nữ mang thai…Bạn cũng có thể ngồi ghế ưu tiên, nhưng khi thấy có người cần được ngồi ghế thì nên đứng dậy và nhường chỗ cho họ.

4.2 Quy tắc đi lại tại Nhật Bản

Khác với Việt Nam, Nhật Bản có sự khác biệt rất lớn về giao thông. Người Nhật luôn duy trì quy tắc giao thông bên trái. Vậy nên, bạn luôn phải đi ở phía bên trái đường khi tham gia giao thông. Quốc gia này cũng rất “chuộng” sử dụng xe đạp. Kết quả thống kê của Bicycle Fact có đến hơn 60% người Nhật sử dụng xe đạp. Bạn có thể dùng xe đạp để đến các ga xe lửa vì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi đi bộ hoặc xe bus. Lưu ý: 

  • Nếu nhận xe đạp của người khác cho mà không xin cả phiếu đăng ký số xe (防犯登録), hoặc tự ý nhặt xe đạp bỏ đi ngoài đường, thì sẽ có ngày bị cảnh sát sờ gáy rất phiền toái.
  • Nếu mua vé tháng tàu/xe bus thì có thể đi lại miễn phí không hạn chế số lần không chỉ 2 ga/bến đầu cuối, mà còn có thể sử dụng miễn phí tất cả các ga/bến ở giữa. Bởi vậy, nếu đi làm thêm ở ga/bến nào giữa 2 ga/bến đó thì coi như được đi lại miễn phí. Đó đều là những kinh nghiệm sống ở Nhật vô cùng hữu ích bạn cần chú ý nhá!

4.3 Văn hóa xếp hàng

Tại Nhật Bản, người ta xếp hàng ở mọi nơi. Từ khi đợi tàu hoặc đợi bàn trong nhà hàng. Vì thế, bạn cần lưu ý không chen lấn. Tuy không phải là quy định của pháp luật, xong để tránh những rắc rối thì văn hóa xếp hàng rất quan trọng.

4.4 Cách sử dụng nhà tắm công cộng

Người Nhật rất thích tắm suối nước nóng và khi vào phòng tắm, họ sẽ không mặc gì. Khác với phòng tắm hay hồ bơi công cộng tại Việt Nam, trong nhà tắm chung và suối nước nóng, hầu hết mọi người sẽ không mặc đồ tắm mà phải để trần cơ thể khi vào tắm.Ngoài ra, sau khi cởi quần áo trong phòng thay đồ, bạn hãy tắm tráng sạch sẽ cơ thể trước để tránh làm bẩn nước nóng trong bồn tắm.

4.5 Những khu vực an ninh không tốt

An ninh tại Nhật Bản luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, cũng có một số khu vực an ninh không được tốt, và bạn cần chú ý khi đi bộ qua những khu vực này. Tại Tokyo, những khu vực đông đúc trong thành phố như Shinjuku Kabukicho, Roppongi hay Shibuya vào buổi tối thường có khá nhiều tội phạm, vì thế, bạn hãy giữ gìn hành lý cẩn thận để tránh bị móc túi. Trên đây, KAHA vừa tổng hợp một số kỹ năng cần biết khi đi du học Nhật Bản. Hi vọng phần chia sẻ này đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nhanh chóng thích nghi với cuộc sống tại Nhật.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439