DU HỌC NGHỀ ĐỨC VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Du học nghề Đức hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam vì nhận được nhiều ưu đãi của các trường nghề tại Đức. Vậy chi phí du học nghề ở Đức là bao nhiêu? Điều kiện du học nghề tại Đức có khó không? Luật nhập cư mới áp dụng từ tháng 3/2020 sẽ ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng KAHA– công ty chuyên du học nghề Đức cùng tìm hiểu nhé lộ trình du học nghề Đức nhé.

1. Giới thiệu về Du Học Đức Là Gì?

Chương trình du học nghề Đức được chính phủ CHLB Đức quy định là các em học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các em có thể tham gia vào học nghề ở lứa tuổi 15 – 18. Hiện nay, 2/3 học sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình thức đào tạo nghề kép. Tiêu chuẩn được lựa chọn vào hệ thống đào tạo kép phụ thuộc vào chất lượng học nghề của học sinh. Vậy du học nghề tại Đức có khó không?

Các học sinh tham gia hệ thống này, được dạy các kỹ năng cơ bản cho ngành nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên sâu. Học sinh có thể theo học ngành của mình 3 ngày tại công ty, những ngày còn lại theo học tại trường nghề hoặc học sinh có thể sử dụng nhiều thời gian hơn ở công ty, và cũng có thể tham gia học ngoài giờ tại trường nghề. Hiện nay, trong chương trình học của hệ thống đào tạo nghề thì lí thuyết chiếm 30% còn thực hành chiếm 70%.

Sau khi tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề, tình hình việc làm của học sinh nói chung tốt, phần lớn học sinh xin được việc ngay. Theo báo cáo về hệ thống đào tạo kép của Bộ giáo dục và Khoa học CHLB Đức cho biết, sau 6 tháng học sinh tốt nghiệp từ hệ thống đào tạo nghề, khoảng 60% học sinh nhận được việc làm với hợp đồng không hạn chế, có nghĩa là hợp đồng trong thời hạn 3-4 năm, rồi sau đó ký tiếp hoặc hợp đồng vĩnh viễn nếu cả hai bên mong muốn.

2. Du Học Nghề Đức Có Tốt Không?

Du học nghề Đức hiện tại rất tốt so với du học một số nước khác như du hoc Anh, Pháp, Mỹ. Nếu so sánh với chương trình du học bậc Đại học ở các nước khác, hay ngay cả du học đại học Đức thì du học nghề Đức có nhiều ưu điểm vượt trội.

2.1. Miễn Phí 100% Học Phí

Bởi vì hầu hết các trường đại học và trường nghề Đức đều không thu học phí của sinh viên nên dù gia đình bạn có không dư dả cho lắm thì bạn vẫn có thể đi du học nghề Đức. Việc không thu học phí của sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên đi học đại học và học nghề dù không có tiền và đảm bảo việc tạo cơ hội giáo dục bình đẳng cho người dân.

2.2. Không Giới Hạn Số Lượng

Hiện nay, nước Đức đang mở cửa cho các du học sinh nước ngoài với các chương trình học miễn phí, trong đó có Việt Nam. Dù ở đồng bằng hay miền núi, vùng sâu vùng xa hay hải đảo bạn đều có thể đăng ký nộp hồ sơ du học nghề Đức. Trong độ tuổi 18 – 33, nếu bạn đủ điều kiện theo quy định của Đại sứ quán Đức, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa du học nghề.

2.3. Phù Hợp Với Các Bạn Học Lực Trung Bình Khá

Việc học đại học ở Đức là khó – hướng tới sự tự giác đối với sinh viên – chỉ dành cho những người thực sự cần thiết. Khác với Việt Nam, Đức chú ý đến chất lượng đầu ra để lọc ra những sinh viên có trình độ thật sự. Quá trình học đại học ở Đức là 3 năm nhưng thường sinh viên kéo dài đến 4-5 năm là bình thường.

Tiếng Đức cũng là một trở ngại lớn với sinh viên nước ngoài. Vào đại học tất nhiên giảng viên sẽ coi bạn như người bản xứ. Tốc độ giảng rất nhanh và các bạn sẽ choáng ít nhất trong 1-2 năm đầu. Có nhiều sinh viên Việt Nam học đến 7-8 năm mới xong, hoặc phải bỏ dở đại học sang làm việc khác như làm nhà hàng, làm móng tay…

Do vậy nếu chỉ có lực học trung bình thì học nghề là một lựa chọn an toàn và thông minh với nhiều bạn.

2.4. Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian học nghề ngắn hơn đại học. thường chỉ mất 2-3 năm học nghề. Trong khi đó học đại học kéo dài 4 -6 năm có khi hơn. Nhiều bạn còn không tốt nghiệp được. Tiết kiệm thời gian đồng nghĩa với việc bạn có thể đi làm kiếm tiền sớm hơn.

2.5. Có Việc Làm Ngay Sau Khi Tốt Nghiệp

Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lớn thứ tư Thế giới (theo báo cáo mới nhất của World Bank), góp phần giúp cứu trợ các nước trong khu vực, Đức có một thị trường việc làm sôi động.

Nước Đức là một trong những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu với nhiều công việc sẵn có thuộc mọi lĩnh vực. Chính vì thế, sau khi tốt nghiệp, cơ hội để bạn ở lại Đức làm việc là không quá khó khăn, nhất là đối với các ngành ở Đức hiện đang thiếu hụt nhân lực như: Công nghệ Thông tin và Khoa học, Dược, Kỹ thuật.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có rất nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Đức và chính phủ tạo điều kiện gia hạn visa cho sinh viên. Hiện tại có 500 Công ty lớn nhất thế giới có mặt ở Đức trong tổng số 45.000 công ty nước ngoài.

Cơ hội việc làm ở phía Tây và phía Nam của nước Đức nhiều hơn hẳn, do đây là nơi tập trung các trụ sở, nhà máy của các tập đoàn lớn.

Mức lương thì tùy thuộc vào việc bạn sống ở vùng nào trên nước Đức. Khu vực giàu có nhất là Frankfurt, Hamburg, Bremen, Hesse, Baden-Wurttemberg. Sinh viên mới ra trường có việc làm chính thức ở Đức có mức lương từ khoảng EUR 2400-3000 / tháng (tương đương 62-75 triệu/tháng). 

Đối với người có kinh nghiệm khoảng 4-5 năm, trình độ cao, lương sẽ khoảng EUR 4000-5000/tháng hoặc cao hơn. Lưu ý ở Đức các bạn thường sẽ bị trừ tầm 30% số lương trên hợp đồng để trả các khoản như bảo hiểm, thuế và tiền hưu trí. Đây cũng là một khoản trừ đáng kể hàng tháng từ số lương của bạn, tuy nhiên bù lại tại Đức các bạn nhận lại được chính sách y tế, thất nghiệp và chăm sóc giáo dục trẻ em rất tốt – đứng đầu châu Âu với việc đào tạo hoàn toàn miễn học phí từ nhà trẻ cho đến khi học Đại học.

2.6. Cơ Hội Định Cư Vĩnh Viễn

Sau 2 năm làm việc, bạn có thể làm thủ tục định cư vĩnh viễn tại Đức. Lúc này bạn có thể có một cuộc sống ổn định và lâu dài tại đất nước đứng đầu châu Âu.

2.7. Tỷ Lệ Đậu Visa 100%

Đến nay, KAHA chưa có trường hợp nào du học nghề Đức mà không xin được Visa. Mọi hợp đồng lý thuyết, thực hành tại viện đều được xin trực tiếp (đầy đủ chữ ký, đóng mộc của hiệu trưởng và viện trưởng). Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện mà KAHA tư vấn, 100% bạn sẽ được đi du học nghề ở Đức.

3. Điều Kiện Du Học Nghề Tại Đức

Điều kiện học nghề ở Đức khá đơn giản. Bạn chỉ cần đáp ứng 4 tiêu chí sau:

  1. Tuổi từ 18 đến 30 tuổi đã tốt nghiệp PTTH trở lên. Tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, không yêu cầu về điểm số cụ thể
  2. Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh viêm ganbệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác. Cần có giấy khám sức khỏe theo quy định của bộ Y Tế.
  3. chứng chỉ ngoại ngữ A2 trở lên theo luật nhập cư mới áp dụng từ tháng 3/2020. Có bằng tiếng Đức từ B1 trở lên, bạn sẽ được học nghề ngay khi đặt chân sang Đứcthực tập có hưởng lương. Miễn chứng minh tài chính du học nghề nếu có B1. Nếu bạn chỉ có chứng chỉ tiếng Đức A2, bạn có thể đăng ký một khóa B1 trong vòng 6 tháng ở Đức. Sau 6 tháng đó, bạn có bằng B1 và sẽ bắt đầu học nghề, hưởng chế độ nhận lương thực tập bình thường.
  4. Lý lịch: Học viên có lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự.

4. Rủi Ro Khi Tự Làm Hồ Sơ Du Học Đại Học Và Du Học Nghề Đức

4.1. Định Hướng Sai Ngành Nghề

Học viên chưa sang Đức rất khó có thể nắm được đầy đủ thông tin chính xác nhất trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Việc định hướng sai ngành nghề dẫn đến việc học viên dễ nản và bỏ cuộc khi tham gia chương trình học tại Đức.

4.2. Mất Nhiều Thời Gian

Học viên mất rất nhiều thời gian tìm hiểu, cập nhật, tổng hợp các thông tin về chương trình học, đối tác tuyển dụng tại Đức, thủ tục hồ sơ xin visa và yêu cầu chứng minh tài chính của Đại Sứ Quán và Sở Ngoại Kiều. Việc tìm kiếm được một trường học/cơ sở đào tạo chấp nhận đón học viên trực tiếp từ Việt Nam sang học tại Đức cũng là một trở ngại lớn, vì đa số các email của học viên được gửi đến nhà tuyển dụng đều không được hồi đáp.

4.3. Bỏ Lỡ Kỳ Học

Việc loay hoay chuẩn bị hồ sơ với nhiều thời gian hơn dự tính hoặc không đậu phỏng vấn với cơ sở đào tạo theo kế hoạch có thể làm bạn bị bỏ lỡ kì nhập học tại Đức và có thể bằng tiếng Đức sẽ bị hết hạn. Trong trường hợp này học viên buộc phải ôn tập lại và thi lại chứng chỉ tiếng Đức theo yêu cầu gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến học viên và gia đình.

4.4. Hạn Chế Ngành Nghề, Thành Phố Và Chính Sách Đãi Ngộ

Học viên sẽ không có được nhiều lựa chọn về các ngành nghề cũng như cơ sở đào tạo tại Đức bằng các công ty đã có các đối tác lớn và lâu năm trong việc cung ứng nguồn học sinh giữa Việt Nam và Đức. Đồng thời những chính sách đãi ngộ tốt thường được các doanh nghiệp hỗ trợ theo những chương trình ký kết độc quyền giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Phần lớn học viên tự đăng kí theo hình thức cá nhân sẽ ít khi được hưởng các chính sách đãi ngộ này.

4.5. Rớt Visa

Thiếu kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ du học, phỏng vấn visa và các thủ tục pháp lý cần thiết có thể dẫn đến việc học viên không đậu visa du học Đức. Việc xin lại visa ở các lần sau cần có sự chuẩn bị khắt khe hơn khi học viên đã từng trượt visa vào châu Âu. Việc không cập nhật thường xuyên các quy định xin trường, xin visa, mức chứng minh tài chính… sẽ làm tăng mức độ rủi ro bị từ chối visa du học Đức của học viên.

4.6. Bị Hủy Chỗ Học

Học viên thường gặp khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt văn hoá trong thời gian đầu mới sang Đức. Điều này dẫn đến việc hạn chế giao tiếp, khó khăn khi đi học đi làm, gây ra hiểu lầm giữa các đồng nghiệp… dẫn đến các cơ sở đào tạo đuổi học, hủy chỗ học chỗ làm của học viên trong thời gian thử việc. Vì vậy học viên cần những người bảo hộ có kinh nghiệm, am hiểu văn hoá giữa Việt Nam – Đức để hỗ trợ hướng dẫn các em khi có các vấn đề phát sinh tại Đức tránh đến việc visa bị huỷ và học viên buộc phải về nước.

5. Du Học Nghề Đức Có Những Ngành Nào?

Nước Đức đang thiếu hụt lượng lao động ở các  ngành nghề này .Do các bạn trẻ người Đức không còn thích làm việc trong những ngành nghề này  mà có xu hướng chọn những nghề liên quan đến công việc văn phòng như tài chính, nhân sự, IT. Do vậy chính phủ Đức hỗ trợ chi phí học tập và làm việc cho các sinh viên nước ngoài đến du học nghề. Trong thời gian đó sinh viên được miễn học phí và hưởng lương thực tập 900 – 1400  Euro mỗi tháng.

5.1. Ngành Điều Dưỡng Đa Khoa

Đức là một trong những nước có tỷ lệ người già cao nhất thế giới. Theo Cục Thống kê Liên bang Đức thì tỉ lệ người già trên 60 tuổi ở Đức năm 2050 sẽ chiếm hơn 1/3 dân số. Trong khi số lượng người già cần chăm sóc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm y tế ngày một tăng thì điều dưỡng viên có chuyên môn ngày càng khan hiếm. Nhu cầu tuyển dụng ngành điều dưỡng tăng cao mở ra cơ hội cho các bạn Việt Nam đã, đang hoặc  muốn học ngành điều dưỡng có thể làm việc lâu dài tại Đức.

5.2. Du Học Nghề Đức Ngành Nhà Hàng Khách Sạn

Các chương trình đào tạo ngành nhà hàng khách sạn tại Đức không chỉ cung cấp cho học viên kiến thức về nghiệp vụ mà còn trang bị cho các sinh viên những hiểu biết về văn hóa, lịch sử cũng như các kinh nghiệm thực tiễn đáng quý. Vì vậy, du học Đức ngành nhà hàng khách sạn là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay

> Có 2 ưu điểm lớn nhất khi học nhà hàng khách sạn tại Đức là:

  1. Có được bằng cấp nhà hàng khách sạn có giá trị trong Đức và Châu Âu
  2. Tiết kiệm chi phí khi du học ở nước ngoài

Mức lương thực tập học nghề nhà hàng khách sạn nhìn chung là đủ để các bạn trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Đức. Con số này dao động khoảng 900 – 1100 Euro/ tháng tùy vào thành phố. Chi phí này giúp bạn giảm nặng về kinh tế cho gia đình và tập trung vào việc học. Tất nhiên nếu bạn cần cù thì vẫn có thể làm thêm 20 tiếng/ tuần với mức lương tối thiểu (Mindestlohn) 9.35euro / giờ sẽ giúp bạn  dư dả hơn chút ít về tài chính.

5.3. Du Học Nghề Đức Ngành Lái Tàu

Đây là một chương trình học nghề mới. Ngành này thích hợp cho các bạn là nam giới và thích đi nhiều nơi.

Ưu điểm của nghề này là mức lương sau tốt nghiệp rất tốt, luôn trên 3000 Euro (trước thuế).Trong quá trình học các bạn sẽ được công ty cấp cho Bahncard 100 đi tàu xe hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ cả nhà cửa nữa nhé.

5.4. Du Học Ngành Cơ Khí – Ngành Điện Tử

Đức là một quốc gia công nghiệp nặng thuần túy. Mức độ mở rộng doanh nghiệp nhanh khiến cho các công ty ở đây luôn gặp tình trạng thiếu nhân công. Các nghề cụ thể ngành này cần là: thợ sửa máy, công nhân điện, điều khiển máy, kỹ thuật ô tô, v.v…

Thời gian du học ngành cơ khí điện tử tại Đức thường kéo dài khoảng 3 năm với chương trình học nghề, 3-4 năm cho bằng cử nhân (Bachelor) và có thể mở rộng thêm 1-2 năm cho bằng thạc sĩ (Master) tùy thuộc vào chương trình và trường đại học cụ thể.

Mức lương sau khi tốt nghiệp trong ngành cơ khí điện tử ở Đức có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  1. Trình độ học vấn: Người tốt nghiệp cấp độ thạc sĩ (Master) thường có cơ hội nhận mức lương cao hơn so với người tốt nghiệp bậc cử nhân (Bachelor) do có kiến thức chuyên sâu hơn và kỹ năng chuyên môn tốt hơn.
  2. Kinh nghiệm làm việc: Mức lương có thể tăng theo thời gian và kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Người có kinh nghiệm làm việc thực tế hoặc thực tập trong ngành cơ khí điện tử thường có cơ hội nhận mức lương khởi điểm cao hơn.
  3. Lĩnh vực chuyên môn: Cơ khí điện tử bao gồm nhiều lĩnh vực như ô tô, công nghiệp điện tử, robot học, và năng lượng tái tạo. Mức lương có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực mà người lao động lựa chọn.

Mức lương trung bình cho người làm việc trong ngành cơ khí điện tử ở Đức có thể khoảng từ 40.000 EUR đến 60.000 EUR mỗi năm. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc cụ thể, công ty và khu vực làm việc.

Để có thông tin chi tiết và chính xác hơn về thời gian đào tạo và mức lương trong ngành cơ khí điện tử tại Đức, bạn nên tham khảo thông tin từ các trường đại học, trung tâm đào tạo chuyên ngành, hoặc liên hệ trực tiếp với các công ty hoạt động trong lĩnh vực này để được tư vấn và thông tin cụ thể.

Số lượng tuyển sinh trong ngành này không nhiều như 2 nghề trên nên bạn cần chuẩn bị hồ sơ từ sớm để đặt chỗ nhé.

6. Lộ Trình Du Học Nghề Đức 2023

6.1. Khóa Học Tiếng Tại Việt Nam

  1. Học viên học thi lấy chứng chỉ tiếng Đức trung bình 6-8 tháng để lấy A2 hoặc B1. (Với bằng A2 bạn có thể nộp để xin Visa nhưng đa số các trường và viện yêu cầu tối thiểu trình độ B1 nhé).
  2. Học viên tham gia khóa tiếng đức B2 cấp tốc tại Đức (khóa cấp tốc 3-6 tháng tuỳ trình độ tiếng của học viên).
  3. Song song với chương trình học tiếng, học viên sẽ được trung tâm đào tạo các kỹ năng mềm làm việc tại Đức.

6.2. Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức)

Chương trình chính quy đào tạo hệ 2-3 năm:

  • Học viên bắt đầu chương trình học 2-3 năm gồm 30% lý thuyết, 70% thực hành.
  • Các khóa học (tuỳ thành phố) thường khai giảng vào 01.03, 01.04, 01.09, 01.10 hàng năm.

6.3. Sau Tốt Nghiệp

  • Được nhận chứng chỉ đào tạo nghề công nhận trên toàn nước Đức và châu Âu
  • Được hỗ trợ tìm việc làm tại cơ sở thực hành
  • Sau 2 năm làm việc có quyền xin cư trú lâu dài tại Đức

7. Chi Phí Du Học Nghề Đức

Đến với KAHA thì chi phí trọn gói cho chương trình du học nghề Đức là 210 triệu. KAHA cam kết tài chính minh bạch, rõ ràng, không phát sinh chi phí.

7.1. Chi Phí Dịch Vụ Hồ Sơ

             Bảng Minh Họa Chi phí Dịch Vụ Hồ Sơ Chuẩn Bị Du Học Nghề Đức

– Phí hồ sơ:

 

+ Phí dịch thuật công chứng.

 

+ Phí chứng thực cục lãnh sự.

– Phí tại Đức:

 

+ Phí chuyển hồ sơ sang Đức.

 

+ Phí thẩm định giấy tờ tại Đức.

 

+ Phí xin giấy tờ gọi học tiếng B2.

 

+ Phí xin giấy gọi trường học nghề.

 

+ Phí xin hợp đồng thực hành.

– Hỗ trợ các thủ tục chứng minh tài chính. – Xin Visa:

 

+ Lớp luyện Visa: lớp luyện phỏng vấn visa:

 

+ KAHA chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời để học viên có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc xin Visa

 

+ Học viên được KAHA đưa lên Lãnh sự quán Đức tại Hà Nội nộp hồ sơ xin Visa.

 

+ Phí xin Visa lần 1.

 

+ Phí vé máy bay một chiều Việt Nam – Đức.

– Học viên được cán bộ KAHA đưa ra sân bay hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh. – Tại Đức:

 

+ Nhà trường sẽ cử người đến sân bay đón học viên, sau khi nhập cảnh đưa về trường học và nơi ở của học viên.

 

+ Hướng dẫn các thủ tục nhập học.

 

+ Tư vấn pháp lý trong suốt thời gian 3 năm học tại Đức.

7.2. Chi Phí Dự Trù Trong Tài Khoản Tại Đức

Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp hồ sơ xin Visa chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính. Vậy hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bao gồm:

– Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà

– Một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính

Tùy từng nghề như Điều dưỡng, Nhà hàng, Khách Sạn, Đầu Bếp, Cơ khí,… và tùy thuộc vào khoảng thời gian học tiếng B2 tại Đức mà khoản tiền chứng minh tài chính sẽ khác nhau. Mức tối thiểu phải có 4800 Euro trong tài khoản phong tỏa.

Để biết chính xác thông tin, mời quý phụ huynh và các em học sinh liên hệ với KAHA qua số điện thoại công ty hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty tại 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội nhé.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439