CÁCH SỬ DỤNG DẤU「。」「、」TRONG TIẾNG NHẬT

Cùng KAHA xem xét từng quy tắc chi tiết của từng loại dấu câu nhé.

Trước hết,「。」 và 「、」  được gọi là “句読点(くとうてん)“.

「。」 Là 句点(くてん)/dấu chấm và 「、」 là 読点(とうてん)/dấu phẩy.

句点(くてん)(。)」được đặt ở cuối câu.

読点(とうてん)(、)」được thêm vào giữa câu để dễ đọc hơn và truyền tải nội dung chính xác, dễ hiểu hơn.

 

1. Quy tắc sử dụng「句点」

Về cơ bản, 「句点(くてん)」được đặt ở cuối câu.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, không có 「句点」 ở cuối câu.

Cụ thể là trong các trường hợp sau:

  • Không thêm 「句点」 sau 「!」 và 「?」

Ví dụ:

日本語勉強をがんばりましょう! 

/nihongo no benkyou wo ganbarimashou!/

Hãy chăm chỉ học tiếng Nhật nhé!

 

雪さんはどこにいますか?

/Yuki – san wa doko ni imasuka?/

Chị Yuki ở đâu?

 

  • Không thêm 「句点」vào cuối câu trong 「  」

Ví dụ:

恋人に「大好きだ」とんだ。

/kare wa koibito ni daisukida to sakenda/

Anh ấy hét lên với người yêu của mình rằng “Anh yêu em”.

 

  • ( ) Thay đổi tùy thuộc vào văn bản

– Khi sử dụng ( ) – với mục đích giải thích từ hoặc cụm từ đằng trước – thì ở cuối câu, hãy thêm 「句点」 sau ( ).

Ví dụ:

明日午後まります(ベトナム時間)。

/asa, gogo 9ji ni hajimemashita (betonamu jikan)/

Nó sẽ bắt đầu lúc 9 giờ tối ngày mai (giờ Việt Nam).

 

– Khi ghi nguồn ở đâu hoặc trích dẫn của ai, hãy thêm 「句点」 trước ( ).

Ví dụ:

自由独立ほどいものはない。(ホーチミン)

/jiyuu to dokuritsu hodo touto mono wanai. (hoochimin)/

Không có gì quý hơn Độc lập Tự do. (Bác Hồ Chí Minh)

 

2. Quy tắc sử dụng「読点」

  • Giữa chủ ngữ và vị ngữ

Nếu chủ ngữ dài, hãy đặt dấu phẩy sau chủ ngữ để nhấn mạnh mức độ dài của chủ đề.

Ví dụ:

ベトナムで一番有名(いちばんゆうめい)日本人(にほんじん)は、安倍晋三さんです。

/betonamu de ichiban yumei na nihonjin wa, abe shinzousan desu/

Người Nhật nổi tiếng nhất Việt Nam, là ông Abe Shinzou.

 

今日私は日本語勉強します。

/kyou, watashi wa nihongo wo benkyoushimasu/

Hôm nay, tôi đang học tiếng Nhật.

 

ここで、はきものをいでください。

/kokode, hakimono wo nuidekudasai/

Bây giờ, bạn hãy cởi giày dép của bạn.

Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn đặt 「読点」.

 

  • Sau các từ diễn tả sự liên kết

Sau các liên từ 「しかし」「だが」「それで」「さて」「では」, v.v., hãy đặt một “dấu phẩy”.

Ví dụ:

では、授業めましょう。

/dewa, jugyou wo hajimemashou/

Được rồi, hãy bắt đầu lớp học thôi.

 

  • Khi các danh từ riêng nối tiếp nhau

Ví dụ:

受付で、名前電話番号、ID番号えてください。   

/uketsuke de,namae to denwabangou, id bangou wo tsutaetekudasai/ 

Vui lòng cho chúng tôi biết tên, số điện thoại và số CMND của bạn tại quầy lễ tân.

 

  • Sau khi giải thích các giả thiết và lý do 

Ví dụ:

もしお金持ちだったら、無人島いたいです。

/moshi okanemochi dattara, mujintou wo kaitaidesu/

Nếu tôi trở nên giàu có, tôi muốn mua một hòn đảo hoang.

 

風邪をひいたので、学校みました。

/kaze wo hiita node, gakkou wo yasumimashita/

Tôi bị cảm, nên tôi đã xin nghỉ làm.

 

Nguồn: Sưu tầm

Mọi thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439