TẾT TRUNG THU Ở NHẬT KHÁC GÌ SO VỚI VIỆT NAM

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến tết trung thu, đây là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi và ngắm trăng đêm rằm, ngày lễ được nhiều em nhỏ Việt Nam mong đợi nhất. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc tết trung thu ở Nhật Bản diễn ra như thế nào và có gì khác so với Việt Nam hay chưa? Hãy cùng KAHA tìm hiểu nhé!

Ở Nhật, bão và những trận mưa dầm dề vẫn thường xuyên ghé thăm đảo quốc vào đầu thu. Thế nhưng, khi bước sang giữa thu, những luồng khí khô và lạnh sẽ bắt đầu thổi từ lục địa vào, khiến cho bầu trời trở nên thật quang đãng. Thời điểm này chính là lúc thích hợp nhất để người Nhật tổ chức lễ hội ngắm trăng – Otsukimi. Thú vị hơn, Otsukimi cũng trùng với ngày rằm tháng tám ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy gọi là ngày lễ, nhưng Otsukimi thường diễn ra trong phạm vi gia đình hoặc bạn bè thân thiết.

1. Nguồn gốc ngày tết trung thu

Trong những câu chuyện cổ tích thường được người già kể lại, Tết trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh của chú Cuội, chị Hằng Nga và chú thỏ Ngọc. Ở Nhật Bản thì trong tâm trí người dân chỉ xuất hiện hình ảnh một chú thỏ Ngọc.

Ở Việt Nam mình, câu chuyện về chú Thỏ Ngọc là câu chuyện cảm động. Thời xưa nhiều năm liền mùa màng bị thất bát, con người và vật ăn thịt lẫn nhau để giành giật sự sống. Thỏ chính là loài vật rất yếu đuối không thể đi được đâu xa để kiếm ăn, chúng rủ nhau cùng ngồi quanh đống lửa nhỏ để cố gắng chống chọi với cái đói, cái rét.

Trước cảnh khó khăn, khổ ải như vậy, có một con thỏ đã dũng cảm nhảy vào đống lửa để làm thức ăn cho các bạn của mình. Khi đó thì Tây Vương Mẫu đã đi qua, thương cảm và ghi nhận nghĩa khí của con vật nhỏ bé, người đã nhặt hết chỗ  xương tàn của chú thỏ và phù phép thành hình hài mới bằng ngọc, chú thỏ được trường sinh bất tử và sống trên cung trăng.

Tại đất nước Nhật Bản, người dân nơi đây lại quan niệm rằng có một chú Thỏ Ngọc đang sinh sống ở trên mặt trăng cao tít, mỗi khi khi họ ngồi ngắm trăng thường tưởng tượng như mình đang thấy hình bóng một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao, hoặc là đang đứng giã bánh Tsuki- Dango.

Tết trung thu ở nhật bản

2. Ý nghĩa của ngày lễ trung thu

Người Việt Nam quan niệm Tết trung thu là tết của trẻ em, vào ngày lễ này trẻ em khắp cả nước đều đi ra phố rước đèn, trẻ em cùng nhau chơi những trò chơi ở dưới ánh trăng ngày rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ bánh kẹo. Ở nhiều địa phương trên cả nước còn tổ chức múa Lân để phục vụ cho các bé vui chơi vào ngày này.

Đây cũng là dịp để mọi người tỏ lòng biết ơn, cảm ơn đến những người thân yêu, quan trọng bằng cách tặng cho người thân những chiếc bánh trung thu thật ngon, trà và rượu đến cho cha mẹ, thầy cô, …

Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi – lễ hội ngắm trăng, được tổ chức vào rằm tháng tám (15/8 âm lịch). Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,…

Ngoài 15/8 âm lịch Otsukimi được tổ chức lần 2 khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là “trăng sau”. Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi“. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.

Trung thu ở nhật bản

Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu

3. Có những hoạt động vui chơi nào trong đêm trăng ngày rằm?

Những hoạt động vui chơi nổi bật trong ngày trung thu của Việt Nam là, tất cả trẻ em đều đi rước đèn, các em chọn mua hoặc được bố mẹ tự tay làm cho mình những chiếc đèn ông sao. Trên đường phố tấp nập thường có những tốp múa Lân khác nhau để tạo thêm không khí vui tươi cho các em. Sau phần rước đèn ông sao, các em thường tụ họp lại cùng một chỗ và phá cỗ đêm trăng.

Ở Nhật Bản, người dân tụ tập làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

4. Ăn gì vào ngày Tết trung thu?

Vào rằm Trung Thu, người Nhật sẽ cúng và dùng loại bánh Tsukimi Dango là loại bánh Trung Thu đặc trưng nhất của Nhật . Họ rất thích ăn Tsukimi Dango trong ngày này vì đây là món mà Thỏ Ngọc rất ưa thích. Người Nhật cho rằng Thỏ Ngọc sinh sống và giã gạo trên Mặt Trăng. Vì vậy khi ngắm Trăng, họ thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao, không giống như quan niệm của người Việt Nam tưởng tượng trên Mặt Trăng có chú Cuội , chị Hằng Nga. Tsukimi Dango – bánh Trung Thu của Nhật khác hoàn toàn bánh Trung Thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong.

Bánh Tsukimi Dango được người Nhật cúng vào ngày rằm tháng Tám âm lịch dâng lên thần linh , cầu mong cho mùa lúa gặt sắp tới vào mùa thu sẽ được như ý có nhiều hình dạng khác nhau, có nơi làm bánh hình tròn, có nơi thì nặn hình chữ nhật, hình dẹt … Nhưng phổ biến nhất vẫn là dạng hình tròn. Mâm bánh có khoảng 15 cái trở lên, và xếp thành tháp với nhiều tầng. Có nơi người ta còn trang trí thêm trên đỉnh tháp là mắt và tai như chú thỏ ngọc đang ngắm trăng tròn. Bánh sau khi cúng xong người ta sẽ đem nướng sơ cho hơi giòn, rồi quết mật đường lên, ăn kèm với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ. Viên bánh nếp Dango dẻo dẻo, dai dai sau khi nướng sơ cho nóng và giòn giòn, ăn vào có vị bùi, chấm với đường mật, bột đậu nành và đậu đỏ, rồi nhấm nháp với tí trà xanh thì thật là tuyệt hảo! Về phần cách làm thì bánh Otsukimi Dango này làm rất dễ, giống cách làm bánh trôi nước ở Việt Nam, chỉ có khác phần nguyên liệu. Cho nên nếu không dùng đúng nguyên liệu của Nhật để làm bánh mà toàn dùng bột nếp Việt Nam thì chỉ cho ra bánh dày, bánh trôi như kiểu Việt Nam. Ngoài ra người Nhật còn bày biện thêm hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn … Sở dĩ người Nhật bày biện thêm như thế vì chúng mang ý nghĩa là thu hoạch quả Mặt Trăng.

 

Bánh trung thu nhật bản

Bánh Tsukimi-dango là món bánh truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp tết trung thu của Nhật Bản

5. Người Nhật Bản làm gì trong ngày trung thu?

Việt Nam vào mỗi dịp trung thu bạn sẽ thấy sự xuất hiện của những chú lân được múa rộn ràng trên khắp các đường phố với quan niệm là khi lân vào nhà sẽ mang đến sung túc và tài lộc cho gia chủ nên được nhiều người hưởng ứng và rước những chú lân vào nhà của mình. Những thành viên trong gia đình vào mỗi dịp trung thu thì quây quần sum họp với nhau để ăn bánh trung thu, trẻ em thì sách lồng đèn đi rước ông trăng,…

Tại Nhật Bản người ta sẽ tiến hành các hoạt động trang trí trung thu và làm các món bánh truyền thống để thường thức chúng cùng gia đình vào đêm trung thu và cầu mong sự hạnh phúc và sung túc sẽ đến với gia đình họ. Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất thích vào lễ hội Trung Thu như thế này cùng các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cỗ và dung một bát mì soba. Một bát mì nóng, thơm phưng phức được nấu bằng rong biển, trứng và nước thịt là món ăn đặc trưng trong lễ hội trăng rằm. Ở ngoài phố vào rằm Trung Thu thì lại thường bán bát mì trứng với hình ảnh quả trứng rán lên tròn trịa vàng rộm tựa vầng trăng ngày Rằm.

Tết Trung Thu cũng là tiết trời mát mẻ, chính là lúc để người Nhật diện bộ Yukata – Kimono đặc trưng cho mùa thu hè. Yukata đơn giản và ít lớp hơn Kimono mùa đông, thường làm bằng vải mát như cotton. Yukata có tay áo rộng, đường nối thẳng cùng với khổ áo to nên phù hợp với kích cỡ của mọi người. Vào các dịp này, trẻ con Nhật cũng được người lớn sắm cho những bộ Kimono từ khi còn rất bé. Chúng cũng được cha mẹ cho đi chơi khắp nơi, cũng đi guốc gỗ như người lớn và dạy dỗ những phong tục về đất nước, về con người Nhật. Chính vì điều đó càng làm tăng thêm sự tự hào của chúng về đất nước mình khi còn nhỏ.

6. Đèn lồng ở Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước du lịch có nền văn hóa lâu đời và họ cũng rất nổi tiếng với các loại đèn. Cũng giống như các quốc gia ở Đông Á khác, lễ hội đèn lồng là một trong những lễ hội tiêu biểu của người Nhật Bản. Các lễ hội đèn lồng thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Tuy nhiên, lễ hội đèn lồng lớn nhất và có ý nghĩa đặc biệt với người Nhật được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám.

 Người Nhật tin rằng chính những chiếc đèn lồng này sẽ dẫn đường cho linh hồn những người thân yêu của mình tới nơi an nghỉ an lành, hạnh phúc. Họ thường viết tên những người đã khuất, thậm chí cả những điều ước của mình lên đèn lồng sau đó thắp nến lên và thả chúng lên trời hoặc trôi trên sông để các linh hồn quay trở về với thế giới bên kia. Lễ hội này thường được tổ chức ban đêm vì nhiều người Nhật tin rằng linh hồn tổ tiên của họ trở lại vào ban đêm. Chính vì vậy càng tạo thêm cơ hội cho những chiếc đèn lồng tỏa sáng lung linh dưới ánh trăng Thu.

Trẻ em Nhật Bản thì rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ Samurai vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Nhiều nơi còn tổ chức cuộc rước đèn như đèn hình Mặt Trăng, hình ngôi sao, Thỏ Ngọc, hoa sen và các loài thú hay các nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích. Vào ngày này, ta đi từ đầu đến cuối ngõ tràn ngập ánh sáng lồng đèn rực rỡ sắc màu, thật là đẹp mắt!

Tết trung thu ở Nhật Bản và Việt Nam tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng lễ hội này vẫn luôn được gìn giữ qua hàng nghìn năm. Hãy chia sẻ cùng KAHA  những kỉ niệm đáng nhớ của bạn về đêm trung thu nhé.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

 

close-link
0977.629.439