BÍ QUYẾT TỰ HỌC TIẾNG ĐỨC TRÌNH ĐỘ TỪ A1 TỚI B2 HIỆU QUẢ

Bạn muốn học tiếng Đức? Bạn muốn học và làm chủ được tiếng Đức? Hay bạn nuôi giấc mơ du học Đức trong tương lai gần ? Đừng lo ! Nhằm giúp những ai đang có mong muốn học và du học Đức, bài viết dưới đây KAHA sẽ chia sẻ bí quyết tự học tiếng Đức một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúng tôi mong rằng qua bài viết dưới đây bạn cũng có thể có cho mình kiến thức học ngôn ngữ Đức riêng cho mình nhé! 

1. Hack tâm lý để có thể học tiếng Đức một cách hiệu quả nhất

Đặt ra những mục tiêu và kế hoạch rõ ràng trước mắt

“Trong việc học ngôn ngữ, không phải khả năng, mà là thái độ sẽ quyết định sự thành công của người học.” – Steve Kaufmann

Bí quyết tự học tiếng Đức trình độ từ A1 tới B2 hiệu quả

Lên kế hoạch, hệ thống và quy trình hóa việc học ngoại ngữ. Nếu như chúng ta không biết chúng ta đang đi đâu và có một cảm giác lờ mờ, mông lung về đích đến, thì làm sao chúng ta có thể đến đích? Nghe giống như một câu hỏi tu từ văn vẻ, nhưng thực tế lại là một câu hỏi nên được đặt ra cho người học khi bắt đầu đặt mình vào thử thách học tiếng Đức.

Khi nói đến đặt mục tiêu thì chúng ta có lẽ sẽ nghĩ đến những câu khẳng định chắc như đinh đóng cột của mấy đứa bạn: “Năm mới chắc chắn tôi sẽ giảm cân!”, “Tôi sẽ học một ngoại ngữ mới!”, “Tôi sẽ ăn uống lành mạnh hơn!”, “Tôi sẽ trả hết nợ của mình!”,…

Nhưng chỉ vài tuần sau thì mọi chuyện lại đâu vào đấy, chúng ta thấy những người này vẫn béo, bỏ lớp học thêm ngoại ngữ mà họ đã đăng ký, vẫn tụ tập uống bia ăn uống cùng bạn bè, và chắc chắn là vẫn mang một khoản nợ không biết bao giờ mới trả… Tại sao những điều này lại thường xuyên xảy ra trong cuộc sống đến như vậy?

Vấn đề chính nằm ở việc định hình mục tiêu của mình. Tất cả những mục tiêu trên đều quá chung chung và không hề có chi tiết. Nói cách khác, họ mơ đến cái đích mà lại không mảy may suy nghĩ về con đường dẫn đến cái đích của họ. Những mục tiêu họ đưa ra thường rơi vào một những trường hợp sau: không rõ ràng, không định lượng được, không đạt được, không khả thi, hoặc không có tính liên quan nào đến cuộc sống thường ngày, …

Thay vì nói rằng “Tôi sẽ giảm cân!”, hãy lên kế hoạch chi tiết cho từng bữa ăn. Bữa sáng thứ hai bạn sẽ ăn gì? Bữa tối thứ năm bạn sẽ ăn gì? Với một kế hoạch ăn uống cụ thể cho từng bữa trong tuần, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc nhịn ăn cả ngày, hoặc hoàn toàn cắt bỏ tinh bột ra khỏi thực đơn.

Bạn nói rằng bạn sẽ học tiếng Đức. Chính xác là bạn sẽ học như thế nào? Thay vì chỉ đơn giản là “học tiếng Đức”, hãy có những mục tiêu cụ thể như “luyện nói tiếng Đức trong 15 phút mỗi thứ 4”, “đọc một câu chuyện bằng tiếng Đức trước khi đi ngủ”, “viết một bài tiểu luận mỗi thứ hai”,… Bạn đã thấy sự khác biệt trong hai cách đặt mục tiêu chưa?

Hãy tập trung vào quá trình, thay vì tập trung vào đích đến

Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc đặt ra một mục tiêu cao cho bản thân không hẳn là tốt. Vì thường khi đạt được mục tiêu, tâm lý chung của chúng ta sẽ là buông thả và dần dần mất động lực. Chính vì vậy, thay vì nghĩ đến việc đạt được một cột mốc, hãy hình dung việc học giống như ta đang trong một quãng đường dài, và mỗi ngày chúng ta đi thêm được một chút, khám phá thêm được một chút, mở mang kiến thức của chúng ta được thêm một ít.

Hiểu rõ phương pháp học tiếng Đức nào hiệu quả với bản thân

Bí quyết tự học tiếng Đức trình độ từ A1 tới B2 hiệu quả

Có thể các bạn không biết, nhưng mỗi người trong chúng ta có một xu hướng học và xử lý thông tin riêng. Tùy theo tính cách, sự phát triển cá nhân mà mỗi cách học sẽ mang đến những hiệu quả khác biệt. Cụ thể có 3 xu hướng chính và những biến thể của chúng, bao gồm:

  • Trực quan
  • Âm thanh
  • Động học

Sau khi đã hiểu và nắm được phong cách học hiệu quả của bản thân, hãy tự lên kế hoạch và đề ra những hoạt động thích hợp để tối ưu hóa hiệu quả học tập của bản thân.

2. Thiết lập một môi trường phù hợp và khuyến học 

Chắc hẳn trong số chúng ta có rất nhiều người đã từng có suy nghĩ sẽ ngồi trên giường học bài cho thoải mái, và chỉ 15 – 20 phút sau, cơ thể chúng ta cứ thế chìm dần xuống nệm. Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường ảnh hưởng và tác động vô cùng nhiều đến khả năng hoạt động hiệu quả của chúng ta.

Cụ thể, trong viễn cảnh trên, phòng ngủ và chiếc giường êm ái sẽ ngay lập tức gợi nhớ chúng ta đến với những giấc ngủ và những phút giây nghỉ ngơi thư giãn thoải mái khi mệt mỏi. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tập trung học tập hoặc làm việc khi có một sự “mời gọi” hấp dẫn kè kè bên cạnh như vậy được.

Thay vào đó, hiệu quả học tập và công việc được tăng lên đáng kể khi chúng ta ngồi trong một môi trường nghiêm túc, bàn ghế thoải mái, phù hợp cho việc làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ, không gian và âm thanh nền cũng hỗ trợ tăng sức tập trung, v…v… Một số ví dụ cho những địa điểm phù hợp: thư viện, những quán cà phê dành cho dân văn phòng, hoặc những quán cà phê yên tĩnh.

Thay thế tất cả các phương tiện truyền thông cá nhân sang tiếng Đức

Ai cũng có thể công nhận rằng, cách học một ngoại ngữ hiệu quả nhất là đến sống và hòa nhập tại quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Tất nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có điều kiện đó, vì vậy, chúng ta cần tìm cách “bao bọc” bản thân với càng nhiều thông tin, hình ảnh, âm thanh bằng tiếng Đức càng tốt. Hãy chuyển cài đặt điện thoại của bạn sang tiếng Đức, chuyển ngôn ngữ của các tài khoản xã hội sang tiếng Đức (Facebook, Instagram,…), bắt đầu lắng nghe và xem những bộ phim đơn giản bằng tiếng Đức.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng những giấy dán, những note nhỏ để gắn lên những vật dụng trong nhà, trên đầu giường, tủ lạnh, v…v… Sử dụng những ứng dụng điện thoại hỗ trợ cho việc phát triển từ vựng. Một số app phổ biến hiện nay: Duolingo, Memrise, Babbel, Quizlett,…

Điều này sẽ tăng “ma sát” của não bộ với ngôn ngữ muốn học và dần dần lập trình lại tiềm thức của chúng ta với chính ngôn ngữ cần học. Đừng nản chí nếu như khi xem hoặc khi nghe nhạc lần đầu và không hiểu gì cả, hãy hiểu rằng, não bộ của chúng ta cần thời gian để làm quen và dần thích nghi với bất cứ điều gì mới. Xin nhắc lại, chúng ta cần tập trung vào quá trình, thay vì kết quả!

3. Thói quen, bền bỉ, kiên trì và liên tục 

Hình thành thói quen NÓI!

Hình thành thói quen NÓI! Nói để luyện tập cách phát âm, nói để hình thành phản xạ, nói để hệ thống hóa ngữ pháp cấu trúc câu, nói để hình thành sự quen thuộc với ngôn từ. Việc luyện nói thành tiếng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ngay từ những bước đầu tiên.

Tuy nhiên, người Việt chúng ta đặc biệt ngại trong việc luyện nói. Có rất nhiều cách để có thể tham khảo cách nói và phát âm đúng. Chúng ta có thể sử dụng những ứng dụng như Google Translate để nghe cách phát âm một câu nói và nói theo. Khi trình độ khá hơn rồi, có thể nghe đài và nói theo.

Bí quyết tự học tiếng Đức trình độ từ A1 tới B2 hiệu quả

Chúng ta cũng có thể ghi âm chính bài nói của mình, phát lại, nghe lỗi sai của bản thân và dần khắc phục. Nếu có thể, hãy tìm giáo viên, bạn học, hoặc người bản địa để có thể luyện tập nói cùng người đó.Chắc chắn một điều rằng, nếu không luyện nói thì dù từ vựng và ngữ pháp bạn nắm vững đến đâu đi chăng nữa cũng không bao giờ có thể nói hay, trơn tru và trôi chảy nếu như không có sự luyện tập nói nào. Chính vì vậy, hãy NÓI, NÓI, và NÓI thật nhiều!

Quyết tâm học tiếng Đức mỗi ngày một ít

Trong việc học tập, sự bền bỉ sẽ quan trọng hơn khối lượng! 4 tiếng đồng hồ học tập liên tục trong một ngày sẽ không thể hiệu quả bằng 1 tiếng học trong 4 ngày liên tục. Chính vì vậy nên học viên cần có một thói quen, một thời gian biểu cụ thể cho giờ học của bản thân.

Hãy cố gắng học mỗi ngày một ít, bất chấp bận rộn, mệt mỏi, hoặc quá nhiều việc khác gây xao nhãng, chỉ 10-15 phút ngồi xem lại kiến thức và ôn luyện lại cũng khá hơn rất nhiều so với việc để cách hẳn một, hai ngày không luyện tập.

Sử dụng những „khoảng lặng“ trong ngày! Trong một ngày dài từ lúc chúng ta mở mắt thức dậy, có rất nhiều những khoảng thời gian „lặng“ mà chúng ta có thể sử dụng để ôn luyện một chút kiến thức, ví dụ như khi chúng ta tham gia giao thông, khi chúng ta đợi thang máy, đợi xe bus, đợi bạn,… Một vài phút vào lúc này, một vài giây vào lúc khác, đến cuối ngày, chúng ta đã dành ra được kha khá một khoảng thời gian cho việc học rồi đó!

Nếu có thể, hãy học vào buổi sáng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thời điểm thích hợp nhất để học là vào buổi sáng, khi chúng ta mới thức dậy sau khi não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn. Học vào buổi sáng ngoài ra còn khởi động một ngày mới của chúng ta bằng chính tiếng Đức, dẫn đến những hoạt động học nối tiếp trong ngày cũng diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu chúng ta đặt ưu tiên cho việc học tiếng Đức là đầu tiên vào buổi sáng, thì dù trong ngày chúng ta có bị những công việc khác cuốn trôi, ít nhất chúng ta cũng đã đạt được mục đích „mỗi ngày học một ít!“

Trên đây là những Tipps cho việc học tiếng Đức từ trình độ A1 đến B2 và cũng có thể được sử dụng để áp dụng rộng rãi cho bất kỳ một ngôn ngữ khác nào! Hãy thử áp dụng trong một thời gian nhé! Chắc chắn sẽ mang đến những hiệu quả mà bạn không ngờ đó! Nếu bạn mong muốn tìm hiểu các chương trình du học nghể Đức, hãy liên hệ ngay với KAHA để được tư vấn ngay những thông tin mới nhất và phù hợp nhất nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439