TẢI PHIM TRÊN MẠNG VỀ QUA TORRENT, DU HỌC SINH VIỆT BỊ PHẠT GẦN 2.500 EUR

Vì mới đặt chân đến nước khác nên rất nhiều bạn du học sinh còn cảm thấy bỡ ngỡ và mới mẻ. Trong đó có nhiều bạn không hiểu rõ luật pháp của nước bản địa, nhiều du học sinh phải chịu những khoản phạt mà không biết vì sao mình bị phạt. Hãy cùng KAHA tìm hiểu về trường hợp một bạn du học sinh tại đức để các bạn rút kinh nghiệm nhé!

Theo chia sẻ của một bạn du học sinh đang học tập và sinh sống tại Đức: “Một ngày đẹp trời tháng 9 năm 2015, sau kì nghỉ 6 tuần, mình trở về nhà, kiểm tra hòm thư thì nhận được một thư đựng trong phong bì cỡ A4 của văn phòng luật WF (WF là 1 văn phòng luật lớn ở Đức, chuyên về các vụ luật bản quyền phim ảnh và ca nhạc, mỗi năm WF gửi ra khoảng 100.000 trường hợp vi phạm trên toàn Đức) từ Müchen với nhiều giấy tờ như kiểu những công ty vẫn hay gửi hợp đồng về cho mình, ngỡ như là mình tự nhiên được mời làm việc. 

Mở thư ra thì đúng là được mời thật, mời làm việc đầu tiên (tiền đâu). Mắt chữ O mồm chữ A, thân hình thì chữ K, trên đống giấy tờ ghi rõ mình bị phạt 815 Euro. Lý do được đề ra là vào ngày 07.09.2015, bộ phim “Der Knastcoach” đã được xem bất hợp pháp từ địa chỉ IP mạng nhà mình. Lúc đầu nghĩ rằng, chắc gửi nhầm địa chỉ rồi, nhưng sau xem lại thì đúng là địa chỉ IP của mạng nhà mình.”

Tải phim trên mạng về, du học sinh Việt tại Đức bị phạt gần 70 triệu đồng - Ảnh 1.

Chia sẻ của một bạn du học sinh việt trên diễn đàn học tiếng Đức

Hồ sơ được WF gửi về cho bạn du học sinh này bao gồm 4 phần, phần 1 là phần chi tiết về việc phạm pháp xảy ra như thế nào, nội dung ra sao, phần 2 là quyết định của toà án, phần 3 là phần quy định về khoản tiền phạt, phần 4 là giải thích lỗi.

2 tuần trôi qua, anh chàng này tiếp tục nhận 2 tập thư mới từ văn phòng luật WF. Thêm 2 bộ phim nữa download bất hợp pháp và phạt 815 Euro cho mỗi phim. Tổng cộng văn phòng luật đã yêu cầu phạt 2445 Euro (khoảng 70 triệu đồng) cho 3 bộ phim.

Tải phim trên mạng về, du học sinh Việt tại Đức bị phạt gần 70 triệu đồng - Ảnh 2.

Một trong ba tờ giấy phạt 815 Euro mà nam du học sinh Việt nhận được từ WF

Người khác xem phim, mình chịu phạt

Nam du học sinh này khá tự tin sau khi nhận 3 thư phạt vì nghĩ mình có bằng chứng ngoại phạm có thể chứng minh được ngày 07.09 anh này đang không có mặt tại Đức.

Việc tìm ra ai download phim không có gì khó khăn, bởi vì trên Router có ghi lại tất cả những địa chỉ MAC và Local IP của các thiết bị đã tham gia vào mạng. Bạn cùng nhà người Pháp bắt đầu ở từ đầu tháng 9 là người đã tải và xem phim.

Ba bức thư từ văn phòng luật gửi cho anh chàng du học sinh Việt mà không phải là dành cho người đã download là đơn giản vì ai đứng tên hợp đồng sử dụng internet thì người đó phải có trách nhiệm.

Cậu bé người Pháp cùng nhà do mới sang, ngây thơ chưa hiểu luật pháp nên mới dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười kia. 

Tải phim trên mạng về, du học sinh Việt tại Đức bị phạt gần 70 triệu đồng - Ảnh 3.

Không hiểu rõ luật pháp nước bản xứ sẽ khiến bạn bị phạt rất nặng

Ở Đức, download phim là bất hợp pháp

Theo điều 53, khoản 1 Luật bản quyền Đức, việc bạn lưu lại dữ liệu (bao gồm cả việc xem online) vào máy tính cá nhân từ các nguồn cung cấp dữ liệu là bất hợp pháp. Tương tự với việc chia sẻ dữ liệu qua mạng cho các tài khoản, cá nhân khác.

Nếu bạn du học sinh nào có thói quen dùng phần mềm down torrent trên máy tính để tải phim tại Đức thì nên xoá nó đi vì nhỡ download phim qua torrent thì rất có thể 1 tới 2 tháng sau bạn sẽ nhận được vé phạt mức giá có thể tới hơn 800 Euro cho mỗi phim.

Nếu gặp phải trường hợp này nên tỉnh táo, liên hệ với luật sư hoặc tự phản hồi lại thư này. Tuyệt đối không bỏ quên đi hoặc trả lời chậm trễ vì họ sẽ gửi bạn thư nhắc phạt nếu không nhận được câu trả lời sớm từ bạn, thời điểm này mức phạt có thể bị tăng thêm nữa đấy.

[Phần TẠI SAO / Làm thế nào]

#1. Tại sao WF biết được chính xác địa chỉ IP và nội dung được tải bất hợp pháp?

>Giải thích 1 cách dễ hiểu thế này, P2P, mạng chia sẻ ngang hàng, từ máy này sẻ cho máy kia và ngược lại, thế nên để biết được chỗ nào mà sẻ mà chia thì tất nhiên phải có 1 phần mềm, trong phần mềm này sẽ có 1 list tất cả các máy / địa chỉ IP đang tham gia vào quá trình trao đổi files đó, và WF hoặc 1 công ty do WF chỉ đạo sẽ theo dõi dữ liệu qua phần mềm torrent này, quét những tên phim mà WF đại diện cho hãng đã sản xuất phim đó. Như vậy WF đã có được địa chỉ IP và tên phim đã vi phạm

#2. Tại sao mỗi từ địa chỉ IP thôi mà WF lần ra địa chỉ của mình?

>Từ địa chỉ IP mà WF chắc chắn đã tham gia vào quá trình download và upload qua mạng chia sẻ ngang hàng torrents, bản thân WF không được phép trực tiếp tìm kiếm thông tin về địa chỉ IP đó bởi vì IP có thể được coi là thông tin cá nhân (Personanebezogenen Daten) (3). Để có được địa chỉ của mình, WF đã dựa vào 1 điều luật bắt buộc nhà cung cấp mạng phải đưa ra danh tính, địa chỉ post của chủ hợp đồng mạng (§ 101 Abs. 2 Nr. 3 UrhG). Dựa trên điều luật này,
WF sẽ gửi tất cả các cases này cho toà án, như đã nói ở trên thì 1 năm WF gửi khoảng 100.000 vụ, toà án chắc chắn không xử lý hết, vậy toà án làm như thế nào? Toà án sẽ theo phương pháp Stichprobe, sẽ lấy ra khoảng 10-100 vụ trong số vụ đó, và sẽ cộp dấu đồng ý cho tất cả các vụ. Thế là WF có thể bắt đầu “đi săn tiền”.
“Vì tính chất của torrent là ko phải cứ torrent là illegal, nên chỉ có 1 cách phổ biến là chính các cty sở hữu bản quyền phim nhạc cũng tham gia vào nhóm swarm, nhảy vào seed torrent cùng. Khi torrent, IP của bạn lộ ra toàn bộ, họ capture lại bằng chứng những IP nào đang tham gia vào cái swarm đang up/down và gửi thư đến ISP tố những IP đó. Điều này gây tranh cãi ở nhiều nước, vì nó giống với entrapment (tạo bẫy để bắt – VD cảnh sát đi bán ma túy lấy hiện trường, hoặc phóng viên cố tình hối lộ để ghi âm viết bài) vốn không được phép. Đoạn này chính là đoạn backfire cho hội đi rình, vì chính họ phạm pháp in the first place.” – Nam Le đã comment.

#3. Làm thế nào để xem, giải trí lành mạnh?

>Nói thẳng ra là không thể không xem phim nghe nhạc được, làm sao chúng ta có thể sống chung với lũ? Tất cả những điều ở câu thứ 3 này, chỉ mang tính chất tham khảo, và đúng cho thời điểm hiện tại ở bài viết, mình không đảm bảo được trong tương lai vẫn như vậy để các bạn lưu ý. Hiện tại, với những dịch vụ sau đây, các bạn có thể khá yên tâm khi xem / stream từ đó:
a. zing mp3, nhaccuatui, spotify, netflix, phimmoi, phim14, phim3s,phimnhanh[dot]com,phimmoi từ các nguồn download từ host (Mega, rapidshare, fshare, dropbox, google drive, …)
b. Xem series: dayt[dot]se, vodly[dot]to, …
Bonus cho các bạn hay xem series: check hôm nào series mới ra, chiều bằng trang returndates[dot]com
c. Cái này hơi hightech 1 tí: thuê 1 mạng VPN (vd: hide[dot]io), khi nghịch gì thì kết nối vào VPN này, nếu WF có bới lông tìm vết thì VPN này sẽ là deadend. -> hỏi dân IT để biết thêm chi tiết
d. Giải pháp phần cứng như sorglosbox của sorglosinternet[dot]de -> hỏi dân IT để biết thêm chi tiết

#4. Sopcast xem có sao không?

>Cái này cũng là streaming theo dạng P2P, vấn đề pháp lý liên quan đến sopcast tại thời điểm hiện tại không được rõ ràng như trắng với đen mà đang ở vùng màu ghi, nếu các bạn xem đá bóng qua sopcast rồi mà không có vấn đề gì thì có thể xem tiếp, nhưng nếu đã có vấn đề thì chắc các bạn đã bỏ lâu rồi. Thông tin về phần này theo các nguồn trên internet đang tranh cãi khá nhiều, không biết có ai có kinh nghiệm với sopcast chưa, hãy chia sẻ cùng anh em với? Xin cảm ơn.

#5. Có phải cứ xem torrent là tạch?

Không phải cứ torrent là bất hợp pháp. Các nội dung hợp pháp được truyền tải qua torrent ví dụ như các bản hệ điều hành Linux, 1 số phần mềm mã nguồn mở.

#6. Bạn đứng tên hợp đồng mạng, làm thế nào để đề phòng khả năng bị dính chưởng?

Một trong những giải pháp tương đối khả thi tại thời điểm này là 1 giải pháp liên quang đến kĩ thuật 1 chút: mua 1 router (của tp-link khoảng 20 EURO), cài DD-WRT/ Open-WRT vào và sử dụng dịch vụ VPN của 1 bên thứ 3 ( chỉ khoảng dưới 50 $ / năm). Với giải pháp này thì mọi hoạt động mạng của bạn hoặc những người bạn share internet trên 1 mạng riêng sẽ đi qua VPN này. Nếu là VPN no logs, thì hoạt động mạng có thể sẽ không bị lưu lại, sẽ giảm thiểu rủi ro gây ra bởi những người chẳng may download torrent bất hợp pháp.

Trả lời câu hỏi:

FAQ0: Torrent là cái gì?
Torrent là cái gì à, hãy tìm hiểu qua link sau: http://vi.hdvnbits.wikia.com/wiki/Torrent_l%C3%A0_g%C3%AC
FAQ1: Có phải cứ torrent là không tốt?
Ngắn gọn: nội dung bạn không có bản quyền mà dùng torrent để download hoặc chia sẻ là các bạn đã phạm luật rồi. Nội dung được phép chia sẻ thì thoải mái.
FAQ2: Thế nào là nội dung có bản quyền?
Ngắn gọn: tất cả các nội dung phim ảnh và ca nhạc đều có điều khoản sử dụng và bản quyền, quan trọng là người giữ bản quyền có đi chăn dắt hoặc thuê những văn phòng luật như WF để đứng ra bảo vệ bản quyền cho tác phẩm của họ không thôi.
FAQ3: Download video trên youtube có sao không?
không. Download không thì không sao, nhưng việc sử dụng làm gì thì phải tìm hiểu. Mình biết rất nhiều bạn ở việt nam kiếm tiền bằng cách download video của người khác xong re-upload / xào xáo lại video để kiếm tiền, nếu các bạn làm việc đó ở Đức, hãy cẩn thận.
FAQ4: Download nhạc từ zing, từ nhaccuatui, … các host VN có sao không?
không sao, miễn là không phải được chia sẻ qua torrent là được
“Nhiều người cứ nghĩ các trang nhạc của vn đều chia sẻ nhạc ko có bản quyền. Điều này là không đúng với các trang lớn như zing, nct. Các trang này có kí kết hợp đồng với các studio trong và ngoài nước để có quyền phát lại record của các studio qua kênh *Online* và chỉ cho người dùng internet *ở VN*. Việc bạn nghe nhạc của zing/nct từ nước ngoài, hoặc nghe những bài/videoclip mà họ ko có bản quyền (kể cả ở vn) cũng là illegal. Tuy nhiên trong trường hợp này copyright holders sẽ nắm thằng có tóc là distributor chứ ko theo end user, nên khả năng phải làm việc với luật sư là thấp.” – Ngo Ky Lam
FAQ5: IP được lưu bao nhiêu lâu?
Theo thông tin gần đây nhất là khác nhau, tuỳ nhà mạng. https://www.bfdi.bund.de/bfdi_forum/showthread.php?t=5667
FAQ6: Download bằng IDM được không?
Được, miễn là không phải torrent.
FAQ7: Download torrent mà không cho up lên thì chắc không sao?
Cứ thử thì biết
FAQ8: Thế là không đứng tên hợp đồng Internet thì cứ download torrent thoải mái nhỉ? Đến nhà thằng hàng xóm vào mạng nó download torrent thoải mái nhỉ?
Thích làm người Việt xấu xí hả? Đừng làm việc làm xấu bộ mặt của người Việt ở Đức
FAQ9: Một số trang chia sẻ nội dung torrent sau đây: không phải toàn bộ nội dung được chia sẻ là nội dung bản quyền, nhưng phim, nhạc thì thường có bản quyền:
– kat[dot]cr
– www[dot]torrentz[dot]eu/
– extratorrent[dot]cc/
– thepiratebay[dot]se/
– yts[dot]to/
– torrentfreak[dot]com/eztv-shuts-down-after-hostile-takeover-150518/
– rarbg[dot]com/
– isohunt[dot]to/
– 1337x[dot]to/
– www[dot]limetorrents[dot]cc/
… còn rất nhiều trang nữa. Nhưng các bạn hãy trang bị kiến thức cho mình để có thể biết cái gì được phép làm, cài gì không được phép làm, chúng ta sống trên đất nước của họ, theo luật của họ, chúng ta sẽ được tôn trọng và bảo vệ quyền lợi.
FAQ10: Vấn đề torrent qua điện thoại?
Hehe, đáng lo ngại, nhiều apps vd Popcorn Time còn được cài sẵn trên điện thoại ở 1 số nước đông âu, hãy là người tiêu dùng thông thái, hãy biết bảo vệ bản thân và đừng nhỡ làm hại người khác.
FAQ11: Xem Po11n có bị phạt không?
Đừng có torrent là được, cứ mấy trang stream bình thường mà xem thôi =)))
FAQ12: Các hình thức direct download có sao không?
Hiện tại thì các hình thức direct download (download từ dropbox, từ zing, từ các HOST, không phải là P2P) không có vấn đề gì. Download thôi nhé, dính đến upload / chia sẻ online là coi chừng!
FAQ13: Tại sao xem gần 20 phim lại gửi về có 3 phim?
Bởi vì không phải cả 20 phim đều được đại diện bởi WF, không phải phim nào cũng được đăng kí bảo vệ bản quyền ở Đức.
FAQ14: Em dùng VMWare fake IP 100 lần rồi sao vẫn bị WF gửi giấy phạt?
Em dùng VMWare / hay bất cứ cái máy ảo nào, thì mạng của cái máy ảo đó vẫn là từ máy host cung cấp, mà mạng từ máy host lại từ mạng nhà. Như vậy đầu ra vẫn chỉ là 1 IP mà thôi, không kể em có dùng đến bao nhiêu cái VM. Sơ đồ nó là như sau:
VM > Máy thật (máy bt hay dùng) > Router > Nhà mạng > Internet
Cuối cùng dù có mấy VM thì em phẫn phải đi qua Router, và đi qua đó thì em vẫn mang trong mình IP không hề bị thay đổi, và tất nhiên vẫn dính.
FAQ15: Em dùng office lậu có sao không?
Nếu em đang dùng lậu, thì rất nhiều khả năng là em không sao cả, nhưng để cho yên tâm học tập và làm việc theo gương của anh, nếu em đang ở Đức thì nhiều khả năng trường em sẽ có thoả thuận với Microsoft và em sẽ có thể dùng office miễn phí, lên trường hỏi MSDNAA hoặc lên google search “MSDNAA + <tên trường>” để biết thêm chi tiết.
FAQ16: Mình down 1 bộ phim của mỹ từ một server ở VN qua trang fshare, tenlua v.v… liệu có sao không?
Bên nhà mạng vẫn có thể tìm ra được máy chủ bạn đã kết nối từ đó có thể tìm ra file bạn đã tải xuống và buộc tội bạn. Trường hợp nếu file đc khóa hoặc chia ra nhiều mảnh thì sẽ khó khăn hơn. Không làm sao, trừ khi bạn quyết định chia sẻ cho tất cả mọi người bằng việc seed torrent bộ phim đó.
FAQ17: có cách nào để xem phim đơn giản và an toàn nhất? các trang như hdonline hoặc các trang xem phim thu phí ở VN thì có phải là vi phạm pháp luật?
Xem trực tuyến tại các server khác. Ví dụ như tại VN. Tất cả các trang cho xem phim trực tuyến tại Việt Nam bạn đều được phép xem.
Streaming phim hiện tại không vi phạm. Stream có thể được coi là an toàn khi xem video / phim trên mạng nhưng hãy xem ở những trang tin tưởng được.
FAQ18: Dùng mạng của nhà trường thì có lo không?
Khi dùng mạng của trường, nếu bạn log in vào mạng wifi bằng tài khoản sinh viên (DV-Kennung) thì DV Abteilung của trường sẽ biết là ai trong thời điểm ấy làm gì với mạng internet đó, và tất nhiên việc sử dụng torrent cũng bị giám sát, nếu có vấn đề pháp lý gì, nhà trường vẫn có thể tìm ra bạn. Bạn vẫn nên lo.

KAHA mong rằng với thông tin chia sẻ này sẽ giúp các bạn du học sinh chuẩn bị sang Đức học tập và làm việc có thể tránh bị phạt bởi những hành động tưởng chừng là bình thường ở Việt Nam nhưng thực chất là đang vi phạm pháp luật ở nước bản địa. Hãy tìm hiểu kĩ về văn hóa, luật pháp,… ở đất nước bạn muốn tới để có thể tránh những vấn đề không đáng có.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439