PHÂN BIỆT DU HỌC NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT

Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật sẽ tốt hơn hiện là vấn đề được giới trẻ quan tâm đặc biệt là những đối tượng có mong muốn học tập và làm việc tại Nhật. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa định hướng được rõ ràng cho bạn thân cũng như tiếp cận với các nguồn tin chưa chính thống. Vì vậy, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về du học và XKLĐ Nhật.

Sinh viên tốt nghiệp đại học nên du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?

I. Phân biệt du học và XKLĐ Nhật

Trước tiên, các bạn nên hiểu rõ và đừng bao giờ nhầm lẫn giữa 2 chương trình học này vì du học Nhật thực chất là đi học còn xuất khẩu lao động đơn giản là đi lao động.

Du học Nhật thực chất là đi học

Nhiều công ty môi giới du học Nhật vì muốn vẽ ra một viễn cảnh đẹp qua mắt mọi người mà nói rằng du học là đi theo hệ vừa học vừa làm. Những thực chất không phải vậy, nó khác xa thuật ngữ “hệ vừa học vừa làm” ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, “hệ vừa học vừa làm” là khi bạn đã đi làm rồi nhưng muốn có thêm văn bằng 2,3,… hoặc công ty bạn muốn bạn nâng cao trình độ cho bạn nhưng bạn không có thời gian học giờ chính quy thì bạn sẽ tham gia các khóa học vừa học vừa làm này. 

Còn du học Nhật thì không có hệ vừa học vừa làm và yêu cầu về tiếng thấp hơn. Do vậy, sinh viên sẽ có 1-2 năm học dự bị tiếng trước khi đi du học Nhật. Nhưng đây cũng chính là khe hở cho các công ty môi giới du học lách luật.

Công việc khi bạn đi theo hệ du học không có nhiều sự lựa chọn và thời gian làm việc cũng sẽ bị giới hạn. Thông thường, là làm quán ăn, dọn dẹp, khách sạn, cửa hàng,… với thời gian làm việc Chính Phủ cho phép là 28 tiếng/tuần.

Xuất khẩu lao động Nhật

Khi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, thì tới hơn 70% tuyển lao động phổ thông còn lại là các lao động có tay nghề như: may, dệt, hàn, xây dựng,…

Nhưng ở Nhật không nhận các đối tượng lao động nước ngoài nhập cảnh. Vì vậy, để được làm việc ở đây con đường duy nhất chính là đi xuất khẩu lao động.

Theo chương trình này, người lao động sẽ được hưởng lương theo luật Lao động Nhật Bản được đóng bảo hiểm, được hưởng các chế độ theo luật bảo vệ lao động Nhật Bản, làm việc 8 tiếng/ngày, nghỉ lễ tết, nhân hệ số thu nhập theo giờ khi tăng ca, làm thêm.

XKLĐ được hưởng các chế độ theo luật bảo vệ lao động Nhật Bản
XKLĐ được hưởng các chế độ theo luật bảo vệ lao động Nhật Bản

Ai nên đi du học? Ai nên XKLĐ Nhật Bản

Du học là nền tảng tốt giúp bạn phát triển bạn thân, giúp cảnh cửa tương lai của bạn mở rộng hơn và có bằng cấp khi về nước. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ, mới tốt nghiệp cấp 3, đại học hoặc cao đẳng và gia đình có điều kiện thì hãy nên nghĩ tới việc đi du học Nhật. Bởi vì du học là xác định sang đó học chứ không phải làm để có thể đủ trang trải hay gửi tiền về cho gia đình.

Sang Nhật thời gian đầu bạn sẽ chưa kiếm được việc làm, nếu tìm được thì cũng sẽ không làm được lâu vì vốn tiếng Nhật bạn còn yếu. Vì vậy, gia đình phải lo cho cho bạn từ tiền học đến tiền ăn ở. Vì vậy, hãy cân nhắc các trường gần thủ đô vì ở đó chi phí sinh hoạt thường rất cao.

Nếu mục tiêu là thu nhập thì bạn nên chọn chương trình XKLĐ
Nếu mục tiêu là thu nhập thì bạn nên chọn chương trình XKLĐ

Còn với các bạn có mục tiêu để phụ giúp gia đình, muốn học hỏi tiếng và môi trường làm việc tại Nhật thì nên chọn chương trình xuất khẩu lao động.

Hoặc nếu bạn có khả năng học kém, tuổi không còn trẻ, muốn kiếm tiền thì hãy tìm đến chương trình XKLĐ.

II. THỰC TRẠNG DHS VIỆT NAM TẠI NHẬT QUA CÁC CON SỐ

1. Thực trạng DHS Việt Nam tại Nhật qua các con số biết nói:

– Việt Nam đứng thứ 2 trong Top các quốc gia có lượng DHS đến Nhật nhiều nhất.

– Số lượng DHS Việt Nam đến Nhật trung bình tăng 15% hàng năm và chưa có dấu hiệu giảm.

– 28 là số giờ tối đa 1 tuần DHS được phép làm thêm tại Nhật Bản. Song có rất nhiều DHS Việt Nam đã và đang làm đến 20 giờ/ngày.

– Chính phủ Nhật Bản kỳ sắc lệnh ngày 22/8/2017 trục xuất hơn 6000 du học sinh Việt Nam làm quá 28 tiếng/tuần tại 4 tỉnh Fukuoka, Osaka, Kagawa, Tokyo.

– 2556 là số lượng vụ phạm tội tại Nhật do người Việt Nam. Đứng thứ 2 trong tổng số vụ phạm tội do người nước ngoài gây ra ở quốc gia này.

– Du học sinh Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia bị áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh vào Nhật Bản

Có thể thấy rằng, cộng đồng DHS Việt Nam tại Nhật đã và đang đóng góp rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Song, trước thực trạng học sinh, sinh viên đổ xô tìm cách đi du học để làm thêm kiếm tiền do sự hiểu sai lệch về “Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động” khiến hình ảnh cộng đồng DHS Việt Nam đang xấu đi rất nhiều. Với những con số thể hiện sự tiêu cực như trên, DHS Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn nhất.

2. Những thách thức đến từ việc điều chỉnh chính sách quản lý của Chính phủ Nhật Bản

– Số lượng sinh viên được chấp thuận bởi các trường Nhật ngữ uy tín sẽ hạn chế hơn do các trường đều rất thận trọng trong việc sàng lọc ứng viên; đồng thời Bộ tư pháp Nhật Bản trong năm 2018 sẽ đóng 50% trường dạy tiếng Nhật (các cơ sở mới không chứng minh được khả năng đào tạo hoặc những cơ sở đã hoạt động lâu năm nhưng tỉ lệ học sinh bỏ trốn cao).

– Tỉ lệ trượt COE/Visa du học Nhật Bản ngày càng tăng do Quy trình xét duyệt của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nghiêm ngặt hơn.

– Khả năng gia hạn Visa du học và chuyển đổi sang Visa lao động thấp do điều kiện xét tuyển được nâng cao.

III. VỚI NHỮNG THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TRÊN, NHẬT BẢN CÓ CÒN LÀ MIỀN ĐẤT HỨA VỚI DHS VIỆT NAM?

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao du học Nhật lại trở nên hấp dẫn với các bạn trẻ Việt Nam?

Lí do quan trọng nhất là cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học. Doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Do đó, cơ hội việc làm hết sức rộng mở với các bạn sinh viên biết tiếng Nhật và am hiểu cách làm việc với người Nhật.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật ngày càng ưu tiên sử dụng nguồn nhân sự quốc tế.

Nhật Bản vẫn sẽ là miền đất hứa cho DHS Việt Nam khi mà cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp Nhật hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật vẫn không ngừng gia tăng. Bởi, dù điều thôi thúc ban đầu khiến DHS lựa chọn Nhật Bản là gì thì đích đến sẽ luôn gắn với cơ hội việc làm.

Những điều chỉnh trong chính sách quản lý của Chính phủ Nhật Bản chỉ nhằm hạn chế tình trạng du học sinh đến Nhật với mục đích không chính đáng. Mà nguyên nhân chính là do sự hiểu sai của các bạn về du học Nhật Bản và xuất khẩu lao động; dẫn đến tình trạng DHS bỏ trốn tăng lên rất nhiều. Nếu bạn yêu thích nền văn hóa, đất nước, con người Nhật Bản; mong muốn được trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp lâu dài; có kế hoạch học tập rõ ràng và khả năng tài chính, cơ hội đến với đất nước Mặt trời mọc vẫn luôn rộng mở với các bạn học sinh sinh viên Việt Nam.

Du học KAHA hiện đang tuyển sinh cho hơn 500 trường Nhật Ngữ tại Nhật Bản, KAHA có đội ngũ tư vấn kinh nghiệm 15 năm luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí lộ trình học và du học cho các bạn nhé!. Click ngay để được tư vấn miễn phí. 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

close-link
0977.629.439