Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá có những nét đặc trưng riêng. Khi nắm bắt được mật mã văn hoá trong giao tiếp của quốc gia đó, bạn sẽ được đón nhận, cuộc sống sinh hoạt và học tập sẽ giống như cá gặp nước. KAHA nhận thấy rằng, đa phần các bạn học sinh lựa chọn du học nghề Đức đều mong muốn hoàn thành việc học, tìm được việc làm phù hợp để xây dựng sự nghiệp và ổn định cuộc sống tại Đức. Để làm được điều này, ngoài khả năng ngôn ngữ và chuyên môn, bạn cần hoà nhập với cuộc sống và văn hoá Đức.
Dưới đây KAHA xin được chia sẻ với bạn những lưu ý hết sức quan trọng khi giao tiếp với người Đức mà các bạn du học sinh không thể bỏ qua để có thể hòa nhập với môi trường sống tại Đức nhanh chóng hơn, tốt hơn.
Lưu ý 1: Thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi”
Mặc dù không có một quy chuẩn nào cho việc bạn phải nói “cảm ơn” hay “xin lỗi” trong việc giao tiếp hằng ngày. Nhưng đây được coi là một điều luật bất thành văn trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Đức.
Không tiếc nói lời cảm ơn, xin lỗi là một thói quen từ xa xưa và vẫn tồn tại đến tận ngày hôm nay. Lời “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng thời điểm thể hiện bạn là con người lịch sự, tích cực và có trách nhiệm.
Việc nói lời “xin lỗi” tại Đức không hẳn là bạn đang nhận sai. Lời nói này thể hiện thái độ cầu thị, tích cực của bạn trong việc nhìn nhận, giải quyết một vấn đề.
Lưu ý 2: Không ngại đặt câu hỏi
Trẻ em tại Việt Nam thường được dạy phải nghe lời “người lớn”. Lâu dần trở thành thói quen thụ động. Đến khi chúng ta trưởng thành thường làm theo những gì được “người lớn”, cấp trên … dặn dò mà ít khi đặt câu hỏi ngược lại với người giao việc để tìm hiểu kỹ vấn đề. Chính vì thói quen này, nên khi mới bắt đầu du học tại Đức nói riêng và các nước phương Tây nói chung, các du học sinh Việt thường ngại đặt câu hỏi khi chưa hiểu rõ vấn đề. Làm ảnh hưởng tới kết quả học tập và công việc.
Trong khi đó, người Đức coi trọng người ham học hỏi và có chí tiến thủ thể hiện qua việc đặt câu hỏi, làm rõ vấn đề để tìm cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất. Vì vậy, các bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi ngay trong quá trình học tập và làm việc.
Lưu ý 3: Hãy tranh luận, phản biện về bất kỳ quan điểm nào một cách khách quan
Việc tranh luận, bày tỏ quan điểm cá nhân là việc cần thiết trong môi trường học tập, làm việc hay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Khi phát sinh các vấn đề cần tranh luận, trong lúc giao tiếp với người Đức, các bạn có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Bởi tại Đức cũng như ở các quốc gia khác tại Châu Âu, đều có văn hóa tranh luận để cùng phát triển.
Mọi ý kiến cá nhân đều sẽ được ghi nhận và hoan nghênh. Tuy nhiên, người Đức thường xem xét, nhìn nhận một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau một cách khách quan. Vì vậy, mỗi khi bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, bạn cũng nên trình bày một cách khách quan, đưa ra cả mặt tích cực và mặt cần cải thiện của mỗi giải pháp.
Bạn không nên chỉ áp đặt suy nghĩ của cá nhân mình cho một vấn đề. Đặc biệt, không nên giữ cái tôi quá lớn, hay bảo thủ trong quá trình tranh luận. Nếu quan điểm của bạn được người khác phản biện lại, đầu tiên bạn cần lắng nghe để hiểu được tư duy của người đối diện. Sau đó, hãy tiếp thu các góp ý đó theo chiều hướng tích cực.
Lưu ý 4: Biết cách nói lời từ chối khéo léo và rõ ràng với những vấn đề bạn không đồng ý
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng bởi quan niệm “dĩ hoà vi quý” nên đa số mọi người đều ngại đưa ra lời từ chối khi được người khác “nhờ vả” những công việc mà mình không muốn làm. Và thường chỉ ậm ừ cho xong việc.
Văn hoá của người Đức lại hoàn toàn khác. Người Đức thường có xu hướng từ chối những vấn đề này một cách rõ ràng và lịch sự, cho dù là công việc mà cấp trên giao cho, hay đồng nghiệp, bạn bè nhờ giúp đỡ.
Người Đức rất tôn trọng các quyền cá nhân. Do đó, bạn hoàn toàn có thể từ chối rõ ràng những vấn đề bạn không đồng ý mà không gặp phải sự phản đối hoặc kỳ thị nào từ người đối diện.
Tuy nhiên, trước khi nói lời từ chối, bạn cũng cần cân nhắc xem mình có khả năng nhận công việc đó hay không, đừng vội vàng từ chối nếu bạn chưa xem xét kỹ.
Lưu ý 5: Tôn trọng sự riêng tư của cá nhân
Người Đức sống khá khép kín và ít khi chia sẻ về cuộc sống cá nhân. Họ không thoải mái khi người đối diện tìm hiểu quá nhiều về những vấn đề cá nhân của họ.
Đây là điểm khác biệt lớn với văn hoá Việt Nam – nơi nhiều người vẫn lấy “câu chuyện làm quà”. Người Việt có thể sẽ dễ dàng bỏ qua nếu bạn hỏi quá nhiều và quá sâu về một vấn đề riêng tư nào đó. Nhưng người Đức có thể sẽ không hài lòng vì những điều này. Vì vậy, khi sang Đức du học, các bạn du học sinh nên chú ý đến điểm khác biệt về văn hóa này để tránh gây khó chịu cho giáo viên, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm … sau này.
Lưu ý 6: Giữ khoảng cách với đồng nghiệp
Hai khái niệm bạn bè và đồng nghiệp ở Đức khá rạch ròi. Chính vì thế, bạn nên cư xử đúng mực với đồng nghiệp của mình. Với đồng nghiệp, bạn cần hạn chế chia sẻ về những vấn đề riêng tư.
Tuy nhiên, nếu bạn có những người đồng nghiệp thân thiết, sau một thời gian trở thành bạn bè của nhau, thì thỉnh thoảng bạn cũng có thể chia sẻ một vài câu chuyện riêng tư. Tuy nhiên, đừng chia sẻ quá nhiều vì chẳng ai muốn phải buồn phiền vì những chuyện cá nhân của người khác.
Lưu ý 7: Văn hoá dự tiệc giúp bạn ghi điểm trong mắt người bản xứ
Được ví như trái tim của châu Âu, nước Đức nổi tiếng là một quốc gia có văn hóa ứng xử văn minh và lịch thiệp. Để ghi điểm với người Đức, bạn cần nắm vững và thực hành nhuần nhuyễn những nguyên tắc sau:
- Hãy để chủ nhân của bữa tiệc nâng ly trước
- Không tự ý đổi chỗ ngồi và không ngồi khi chưa được mời
- Ăn hết thức ăn trong đĩa, đừng bỏ dở. Vì ở Đức bạn sẽ bị đánh giá là bất lịch sự hoặc kém tinh tế khi còn thức ăn thừa trên đĩa. Do đó, hãy lấy lượng vừa đủ ăn, với các món ăn “lạ”, hãy lấy lượng nhỏ để nếm thử, tránh tình trạng không hợp vị, bỏ thừa.
- Đặt nĩa bên trái và dao ở bên phải. Khi bạn đã ăn xong, hãy đặt nĩa và dao song song ở phía bên phải
- Không đặt khuỷu tay lên bàn khi mọi người đang ăn uống
Lưu ý 8: Ứng xử của người Đức trong cách xưng hô
Với người lớn tuổi, người lần đầu tiên gặp mặt, khi giao tiếp các bạn đừng nên bỏ qua danh xưng “Ngài” (Sie) để thể hiện sự tôn trọng. Tại nơi làm việc, hãy xưng hô với người Đức bằng họ của người đó và sử dụng ngôi “Sie”. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng ngôi thứ 2 “Du” để giao tiếp với đồng nghiệp khi đủ thân thiết.
Với những người có học vị và tước vị, bạn nên xưng hô theo thứ tự: Tước vị + Học vị (nếu có) + Tên đầy đủ. Ví dụ Ngài Bá tước, Tiến sĩ Karl Weighang
Lưu ý 9: Những nét tính cách Đức đặc trưng
Mỗi dân tộc đều có những nét tính cách đặc trưng riêng, hiểu được những đặc trưng này giúp bạn tránh được những sai lầm đáng tiếc trong giao tiếp. Đồng thời dễ hoà nhập hơn với cộng đồng người bản địa. Dưới đây là những nét tính cách Đức đặc trưng bạn cần biết khi sinh sống tại quốc gia này:
- Làm việc theo kế hoạch: Người Đức luôn lên kế hoạch rõ ràng và tuân thủ các bước thực hiện, cho dù đó chỉ là các công việc hằng ngày. Làm việc theo kế hoạch giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian. Kết hợp với sự linh hoạt giúp hiệu suất làm việc của người Đức luôn được đánh giá cao.
- Đúng giờ: Tại Đức, việc bạn đến trễ đồng nghĩa với việc bạn không lịch sự và không tôn trọng người đối diện.
- Thẳng thắn: Người Đức sẵn sàng đánh giá, nhận xét từ chối một vấn đề nào đó một cách trực tiếp, không vòng vo.
- Rạch ròi giữa công việc và cuộc sống riêng tư: Người Đức phân biệt rõ ràng ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư, không để chúng lẫn lộn và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhập gia tùy tục, khi hiểu được văn hoá, các nét tính cách đặc trưng, những thói quen giao tiếp của người Đức sẽ giúp bạn dễ hoà nhập với cuộc sống tại quốc gia này.
Ngoài những kiến thức về giao tiếp để hòa đồng với lối sống và văn hóa Đức, bạn cũng đừng quên ngôn ngữ là chìa khoá mở ra cánh cửa văn hoá. Hãy rèn luyện tiếng Đức mỗi ngày, thành thạo tiếng Đức trước khi đặt chân lên đất nước này sẽ giúp bạn học tập và xây dựng sự nghiệp tại Đức thuận lợi hơn.
Bạn có kế hoạch du học tại Đức? Hãy liên lạc với KAHA để được các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ bạn nhanh nhất!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
|