NHỮNG CHIẾC MẶT NẠ KÌ QUÁI CỦA NHẬT BẢN

Mỗi chiếc mặt nạ xuất hiện ở các lễ hội Nhật Bản đều mang một câu chuyện thú vị. Cùng KAHA tìm hiểu những bí mật đằng sau những chiếc mặt nạ kì quái qua bài viết dưới đây nhé!

Mặt nạ Okame

Chiếc mặt nạ lâu đời nhất Nhật Bản phải kể đến đó là Okame, “khuôn trăng đầy đặn”, nữ thần má hồng với may mắn, không giống với cách gọi mỉa mai ngày nay. Trong quá khứ, cô được coi là vị thần của hôn nhân, sinh con, kỳ thi học hành, hòa thuận gia đình, tìm việc làm,… Cô ấy cũng được coi là một ví dụ về một người vợ hoàn hảo, bởi vì cô ấy thà chết chứ không muốn người khác biết cô ấy thông minh hơn chồng.

Okame là là một phụ nữ ngoài đời thực sống ở thế kỉ 13. Cô ấy kết hôn với một thợ mộc, người làm việc ở Senbon Shaka-do ở Kyoto. Cô ấy đã phát hiện ra một trong những cột trụ quá ngắn để đỡ mái đền. Sai lầm đó có thể hủy hoại danh tiếng của người chồng, nhưng may mắn thay, Okame đã nhanh chóng nghĩ ra một giải pháp đơn giản là sử dụng giá đỡ trang trí để lấp đầy lỗ hổng đó, điều mà chưa từng được thử trước đây. Phương pháp của cô ấy hoạt động hoàn hảo, và sau đó, để chắc chắn rằng không ai phát hiện ra rằng một người phụ nữ đã vượt mặt một người đàn ông, Okame đã tự sát.

Nhưng rồi câu chuyện vẫn lọt ra ngoài và chẳng ai thực sự quan tâm nên việc cô tự sát là vô nghĩa. Ít nhất thì câu chuyện đó cũng giải thích tại sao mặt nạ Okame lại… nhợt nhạt đến chết người.

Mặt nạ Hyottoko

Chiếc mặt nạ người đàn ông với chiếc mũ trùm đầu và đôi môi ngộ nghĩnh lệch về một bên là Hyottoko, chiếc mặt nạ lễ hội phổ biến thứ 2, luôn xuất hiện cùng với Okame như một cặp đôi hài hước. Nhưng không có gì hài hước về câu chuyện của Hyottoko hết!!

Theo câu chuyện thần thoại từ tỉnh Iwate, một ngày nọ, một ông lão đang thu lượm củi trên núi thì gặp một công chúa ở thế giới bí ẩn, cô đã đưa ông tới cung điện và tặng Hyottoko cho ông như chuyện gì rất bình thường, dù Hyottoko là một đứa trẻ với khuôn mặt kì lạ. Ông lão rất thích cậu bé, đặc biệt là sau khi thấy cậu có thể hóa ra vàng từ rốn của mình.

Buồn thay, người vợ của ông muốn có nhiều vàng hơn vì thế một ngày bà đã dùng kẹp để luồn sâu vào trong bụng Hyottoko khiến cậu bé chết. Quá đau buồn trước cái chết của cậu bé, ông lão đã làm một chiếc mặt nạ giống khuôn mặt của Hyottoko để tưởng nhớ cậu bé và treo mặt nạ lên trên lò sưởi của mình. Ngày nay, người dân Nhật Bản treo mặt nạ phía trên lò sưởi với mong muốn đem lại hạnh phúc cho gia đình.

Mặt nạ Tengu

Cùng với mặt nạ Quỷ Oni, mặt nạ Tengu cũng được trẻ con ưa thích bởi vì ngoại hình dữ tợn và chiếc mũi lớn hài hước. Mặc dù tất cả Tengu được miêu tả rộng rãi như một sinh vật thần thoại với đôi cánh và chiếc mũi dài, Tengu còn được phân chia thành 2 loại khác nhau trong các câu chuyện thần thoại Nhật Bản. 

Tengu có kích thước khổng lồ như Doryo, một vị thần trú ngụ trên ngọn núi thiêng ở Kanagawa, và loại Tengu khác nhỏ hơn, giống như những con quạ, được coi là thần bảo hộ cho các ninja bởi chúng có sức mạnh ma thuật. Những Tengu nhỏ có xu hướng oán hận con người và có thiên hướng phạm tội. Chúng thường quyến rũ linh mục hoặc nữ tu hoặc bắt cóc con người, ép họ phải ăn phân cho đến khi hóa rồ dại.

Mặt nạ Tengu Nhật Bản ầu như luôn được tạo hình với Tengu lớn với ý nghĩa bảo vệ, giúp đỡ người sử dụng. Tuy nhiên, trong nhiều thần thoại, sự phân biệt giữa 2 loại Tengu không rõ ràng, cho rằng chúng là một. Vì thế, bố mẹ chỉ việc ăn may xem món quà lưu niệm mà họ mua cho con mình là một vị thần bảo hộ cho ngọn núi lớn hay một kẻ sát nhân có ma thuật với sở thích kỳ quặc.

Mặt nạ Samurai

Mempo là tên gọi của một Samurai khi anh ta đeo mặt nạ lên và chuẩn bị lao vào trận chiến. Chúng được thiết kế để bảo vệ toàn bộ khuôn mặt khỏi những đòn chí mạng của đối thủ.

Mỗi võ sĩ đạo sẽ có một chiếc mặt nạ riêng được các nghệ nhân chế tác theo sở thích và tính cách của mỗi người, điều này tạo nên nét độc đáo riêng cho mỗi vị tướng.

Nếu có cơ hội đến với đất nước Nhật Bản các bạn du học sinh hãy trải nghiệm để biết tại sao đây được đánh giá là loại mặt nạ nổi tiếng nhất tại Nhật.

Tổng hợp 13 chiếc mặt nạ truyền thống Nhật Bản

Mặt nạ Kendo

Kendo có nghĩa là con đường của kiếm và là tên của một môn thể thao ở Nhật Bản – Kendo. Đây là môn thể thao đối kháng với kiếm tre và áo giáp bảo vệ. Mặt nạ kendo Nhật Bản là một phần không thể thiếu của đấu kiếm. Một điều đặc biệt là chiếc mặt nạ này có nghĩa là “dành cho nam giới” mặc dù kendo không giới hạn cho cả nam và nữ.

Chức năng của mặt nạ Tengu là bảo vệ cổ họng khỏi những nhát chém thẳng của kiếm và được gắn vào phần giáp vai cho bộ giáp bên dưới.

Mặt nạ lễ hội

Tại các lễ hội diễn ra trên khắp Nhật Bản, các công ty du lịch thường bán những chiếc mặt nạ với nhiều hình dạng nhân vật hoạt hình, thần thoại. Chúng được thiết kế với kích cỡ phù hợp với trẻ em nên người ta thường đeo bên hông hoặc sau đầu.

Những chiếc mặt nạ này giúp trẻ em cũng như người lớn hóa thân thành những nhân vật yêu thích như cô nàng Geisha, Pikachu, siêu nhân Gao… bé sẽ cảm thấy rất vui khi được thay đổi bản thân một chút cho phù hợp với môi trường và không khí lễ hội sôi động.

Mặt nạ quỷ Oni

Mặt nạ Oni thoạt nhìn giống Tengu nhưng có chiếc mũi nhỏ hơn nhiều và là hai nhân vật hoàn toàn khác nhau. Chúng đều rất phổ biến trong truyện dân gian Nhật Bản. Mặt nạ quỷ có nhiều hình thù khác nhau, từ ngộ nghĩnh, vui nhộn cho đến cực kỳ dữ tợn và đáng sợ.

Vào các mùa lễ hội ở các vùng nông thôn Nhật Bản, người dân thường đeo những chiếc mặt nạ ma quỷ này để chạy nhảy khắp đường phố và làm trò nghịch ngợm. Đặc biệt vào ngày Setsubun, cha mẹ sẽ đeo mặt nạ quỷ Oni để dọa lũ trẻ và lũ trẻ sẽ tìm cách xua đuổi quỷ bằng cách ném đậu vào chúng.

Hannya

Giống như Oni, Hanya là những nữ quỷ có sừng trên đầu, loại mặt nạ này được sử dụng trong các vở kịch Noh truyền thống như Aoi no Ue và Dojoji, miêu tả một người phụ nữ ghen tuông mù quáng và oán giận, đã trở thành một phần đặc trưng của nhà hát Nhật Bản.

Mặt nạ Noh

Mặt nạ Noh được gọi là “Omote” (nghĩa đen là “khuôn mặt”) là đạo cụ rất quan trọng để Noh được liệt vào dạng kịch mặt nạ. Các tài liệu còn sót lại từ thời Momoyama chỉ ra khoảng 60 chiếc mặt nạ cho hơn 200 nhân vật trong 250 vở kịch được liệt kê, đây là kiểu mẫu cho tất cả các loại mặt nạ nổi tiếng tại lễ hội Nhật Bản được sử dụng ngày nay.

Nhiều cách phân loại liệt kê mặt nạ theo các tuyến nhân vật trong vở kịch, phổ biến nhất là phân thành 5 loại: thần, nam, nữ, điên (dị) và quỷ.

Omote được phân loại như sau:

  • Loại mặt nạ chỉ dùng trong các vở kịch có tên là Okina, được biểu diễn để chào đón năm mới hoặc trong các dịp đặc biệt. Đây là loại kịch nghi lễ bắt nguồn từ sarugaku, loại hình cổ điển của kịch Noh, ra đời vào cuối triều đại Heian (thế kỷ 12). Nó có trước bất kỳ mặt nạ Noh nào.
  • Mặt nạ dành cho người già được gọi là Jo-men (mặt nạ Jo). Chúng có nhiều loại khác nhau, bao gồm Ko-jo, Asakura-jo, Sanko-jo và Warai-jo, được phân biệt bằng mái tóc và thường được các diễn viên kỳ cựu sử dụng trong phần đầu của vở kịch, được gọi là Waki-no (thần) hoặc Shura -no (chiến binh), họ xuất hiện như những linh hồn.

Mặt nạ Ultraman

Trong những năm 1970, những anh hùng đeo mặt nạ chiến đấu với những kẻ ác là chủ đề thường xuyên trên phim truyền hình Nhật Bản. Ví dụ như Ultraman hay Kamen Rider, những nhân vật này đã đi vào tiềm thức của trẻ em Nhật Bản với nhiều ấn tượng khó quên.

Namahage

Lễ Namahage là một phong tục dân gian ở làng Oga, tỉnh Akita. Vào buổi lễ này, những thanh niên của làng Oga sẽ đeo những chiếc mặt nạ này đi khắp xóm để dọa trẻ con xem có đứa nào quấy khóc, có đứa nào lười biếng không.

Những người này được coi là những vị thần đội lốt ma quỷ đến để xua đuổi tai họa, mang lại may mắn, sức khỏe và nguồn lương thực dồi dào từ núi cao, biển cả để chào đón năm mới.

Đây là một truyền thống văn hóa địa phương kỳ lạ nhưng hấp dẫn và đã trở thành một bản sắc của thị trấn đến mức bạn có thể tìm thấy mặt nạ Namahage ở hầu hết các khu phố và cửa hàng.

Mặt nạ Kappa

Kappa là những yêu quái nhỏ sống ở sông tại Nhật Bản. Chúng thường xuyên tấn công những người đang tắm hoặc bơi ở đây và thích thách thức các võ sĩ sumo. Kappa là một loại mặt nạ tương đối hiếm.

Mặt nạ Kitsune

Kitsune là chiếc mặt nạ thường được sử dụng tại các lễ hội Thần đạo hoặc bởi những người tham dự lễ hội. Chiếc mặt nạ này có hình dạng giống một con cáo.

Trong lịch sử, cáo thường được miêu tả là loài động vật có thể thay đổi hình dạng. Cáo cũng là sứ giả của Inari, vị thần tượng trưng cho lúa gạo, thương mại và thịnh vượng. Vì vậy, mặt nạ Kitsune là một phần quan trọng và không thể thiếu trong các lễ hội của các vị thần này.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439