I. LỊCH NGHỈ TẾT CỦA NGƯỜI NHẬT
Nhật Bản đã thay đổi đón tết theo dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đối với người dân Nhật, tết là không chỉ dịp lễ quan trọng mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn là kỳ nghỉ dài nhất trong năm để mọi người đoàn tụ cùng với gia đình và nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc.
Trong 15 ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhật Bản, thì tết cổ truyền là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Tết của người Nhật chủ yếu diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 1 theo lịch dương nên tất cả mọi người kể cả người nước ngoài sống và làm việc tại Nhật Bản thường sẽ có kỳ nghỉ kéo dài trong 5 ngày.
Không chỉ khác về thời gian đón tết theo dương lịch, người Nhật cũng có kỳ nghỉ tết ngắn hơn so với các nước Châu Á mặc dù là đây kỳ nghỉ dài nhất trong năm của họ. Ở một số quốc gia trong cùng khu vực Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam,… có kỳ nghỉ tết khá dài từ 7 đến 10 ngày đối với công nhân viên chức nhưng đối với học sinh kỳ nghỉ này có thể kéo dài đến 2 tuần. Còn ở Nhật Bản kỳ nghỉ này chỉ kéo dài trong 5 ngày. Nếu có một trong năm ngày này trùng với Chủ nhật, người dân sẽ được nghỉ bù thêm một ngày.
Người Nhật đón tết chủ yếu trong 3 ngày đầu năm mới nhưng họ thường dành những ngày trước tết để dọn dẹp, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa. Nên tất cả mọi người kể cả những người lao động nước ngoài sẽ được nghỉ từ mùng 30 đến ngày 3/1 và hầu hết các công ty ở Nhật sẽ đi làm lại vào ngày mùng 4. Ngoài ra, theo chế độ nghỉ bù của chính phủ Nhật Bản, nếu ngày lễ trùng với ngày chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù với thứ 2 tiếp theo.
Hoạt động theo từng ngày nghỉ 31/12 và từ 1 đến 4/1
Ngày xưa, người Nhật thường tổng vệ sinh vào ngày 13/12 gọi là ngày ” Susuharai”, nhưng thời gian gần đây nhiều gia đình đến ngày cuối năm 31/12 mới bắt đầu dọn dẹp và chuẩn bị để chào đón năm mới. Trong đêm 31/12 cũng là đêm giao thừa nhiều gia đình ở Nhật có phong tục chờ nghe 108 tiếng chuông để đón chào Thần năm mới và để xua đuổi 108 con quỷ. Bên cạnh đó, nếu người Việt Nam xem Táo quân vào đêm giao thừa thì người Nhật thường xem Kouhaku uta Gassen là một cuộc thi hát rất phổ biến.
Ngày mùng 1 là ngày có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng vì nó đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới. Nên để có một năm mới may mắn và thịnh vượng, người Nhật thường tụ tập trên các đỉnh núi hay bãi biển để xem mặt trời mọc vào ngày buổi sáng. Ngoài ra, một số người lại đến viếng thăm thần điện hay đi chùa cầu may vào mùng 1 để cầu nguyện cho sức khỏe, sự may mắn và rút thẻ dự đoán năm mới cho mình và gia đình.
Dịp tết cũng là ngày đoàn tụ và gặp gỡ người thân, bạn bè. Người Nhật đến chúc tết cấp trên, người thân, bạn bè và hàng xóm thân thiết trong ngày mùng 1 và gọi là cuộc thăm viếng đầu xuân. Cũng vào ngày này, trẻ con và người già sẽ được nhận tiền mừng tuổi như một lời chúc cho họ được khỏe mạnh, an khang thịnh vượng. Một nét đặc sắc nữa trong phong tục Nhật Bản là gửi thiệp chúc mừng cho nhau nhưng gần đây họ thường có xu hướng gửi bằng email hoặc tin nhắn nên phong tục này cũng không còn nhiều như trước.
Vào mùng 2 tết và các mùng còn lại, người Nhật tụ tập người thân, bạn bè hòa mình vào không khí của các lễ hội đường phố với những trò chơi dân gian đặc sắc như thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi, trò Fukuwarai, bài “Karuta”,…hoặc lên kế hoạch cho một chuyến du lịch đầu năm mới.
II. Đôi nét về Tết Nhật Bản
Ngày Tết của Nhật Bản có tên là Oshougatsu hoặc Chính Nguyệt (theo phiên âm Hán Việt), diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3, tháng 1 dương lịch hằng năm . Đây là lễ hội truyền thống tại Nhật Bản bắt nguồn từ phong tục chào đón Toshigamisama – vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và tài lộc.
Tương tự như các quốc gia khác, Tết ở Nhật Bản là dịp để gia đình sum vầy và cùng nhau đón mừng năm mới tới. Vì thế nếu đến đất nước hoa anh đào vào lúc này, bạn sẽ có cơ hội hòa mình và không khí náo nức, rộn ràng chuẩn bị đón Tết của người Nhật.
III. Những hoạt động trong dịp Tết Nhật Bản
Vào ngày Tết, người Nhật thường có những hoạt động truyền thống như:
3.1. Tổng vệ sinh nhà cửa
Người Nhật có phong tục tổng vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch vào ngày cuối năm. Vì họ quan niệm rằng nhà cửa phải gọn gàng, sạch sẽ để đón vị thần Toshigami ghé thăm và mang đến những lời chúc tốt lành vào dịp năm mới.
3.2. Trang trí nhà cửa
Sau khi đã được tổng vệ sinh, người Nhật sẽ trang trí nhà cửa vào ngày 28 và 30 cuối năm. Các món đồ trang trí nhà cửa của người Nhật vào dịp Tết bao gồm:
• Shimekazari: Đây là một vòng tròn được quấn bằng rơm được người Nhật đặt trước cửa nhà vào ngày Tết với ý nghĩa xua đuổi tà ma và chào đón thần linh ghé thăm. Không chỉ vậy, Shimekazari còn tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên.
• Kagami mochi: Người Nhật thường chuẩn bị kagami mochi – loại bánh dày được trang trí một quả cam ở bên trên. Họ thường đặt mâm bánh dày ở vị trí trang trọng nhất trong nhà để dâng cúng thần linh vào dịp năm mới.
• Kadomatsu: Đây là món đồ được làm từ 3 ống tre tươi vắt chéo và trang trí đẹp mắt với các cành thông. Kadomatsu thường được người Nhật đặt trước cửa nhà hoặc lối đi của công ty với ý nghĩa mong một năm mới thuận lợi, vạn sự như ý.
3.3. Viết thiệp chúc Tết
Viết thiệp chúc Tết là một hoạt động văn hóa truyền thống của người Nhật. Trên những tấm thiệp in hình các con giáp hoặc biểu tượng hoa anh đào, núi Phú Sĩ, người Nhật thường viết tay những câu chúc và gửi đến bạn bè, người thân. Bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm gửi thư đến người nhận vào đúng sáng ngày mùng 1 Tết Nhật Bản.
3.4. Tham gia lễ hội Joya no Kane rung chuông đêm giao thừa
Lễ hội Joya no Kane được tổ chức tại nhiều nơi trên khắp Nhật Bản vào đêm giao thừa với hồi chuông dài vang lên 108 lần để chào mừng năm mới đến. Ngoài ra, người tham gia cũng có thể trải nghiệm tự đánh chuông ở một số ngôi đền.
3.5. Viếng đền, chùa đầu năm
Người Nhật thường có truyền thống thực hiện chuyến viếng thăm đền thờ đầu tiên của năm mới. Các đền thờ, chùa sẽ mở cửa suốt đêm từ lúc đón giao thừa đến sáng để mọi người đến cầu nguyện những điều may mắn, tốt lành cho bản thân, gia đình vào những giờ đầu tiên của năm mới. Ngoài ra, đây cũng là dịp để người dân rút các quẻ xăm Omikuji mang ý nghĩa tiên đoán những điều đặc biệt có thể diễn ra trong năm.
3.6. Thờ cúng tổ tiên, ông bà
Khi Tết đến, người dân thường đặt các loại bánh như Onzi, Tokonoma, sushi lên bàn thờ của ông bà. Tập tục này thể hiện lòng thành kính cũng như hy vọng tổ tiên có thể bảo vệ, cầu chúc những điều tốt lành cho con cháu.
3.7. Lì xì may mắn
Tương tự như những nước Châu Á khác, Nhật Bản cũng có phong tục lì xì may mắn đầu năm. Theo đó, người Nhật thường lì xì cho trẻ sơ sinh và người lớn tuổi kèm theo lời chúc tốt lành về sức khỏe, học tập, tài lộc,…
Người Nhật cũng có phong tục lì xì vào đầu năm mới với những lời chúc ý nghĩa cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
3.8. Tham gia các trò chơi truyền thống
Vào ngày Tết Nhật Bản, người Nhật thường tham gia các trò chơi dân gian, truyền thống từ đêm giao thừa đến những ngày đầu năm. Cụ thể là các trò chơi như: Hanetsuki (đánh cầu), Takoage (thả diều), Fukuwarai,…
IV. Người Nhật ăn gì vào dịp Tết?
Người Nhật thường chuẩn bị những món ăn truyền thống sau đây trong những ngày đón Tết cùng gia đình:
4.1. Osechi Ryori
Osechi Ryori là mâm cỗ truyền thống của Nhật Bản đã có từ hơn 1000 năm trước. Mỗi dịp Tết, những bà nội trợ tại đất nước hoa anh đào sẽ chuẩn bị mâm cỗ Osechi Ryori và đặt vào hộp Jubako để chào đón năm mới.
4.2. Bánh dày Ozoni
Theo truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản, vào ngày đầu tiên của năm mới, vị thần Toshidon sẽ đến nhà trao bánh Ozoni cho những em bé ngoan ngoãn. Từ đó, người Nhật thường ăn loại bánh này vào mùng 1 Tết với mong muốn được nhận quà từ các vị thần linh.
4.3. Mì Toshikoshi Soba
Mì Toshikoshi Soba có sợi dài, dai nhưng dễ cắn đứt – mang ý nghĩa bỏ đi những việc không may mắn trong năm cũ và chào đón năm mới tốt lành. Không chỉ vậy, loại mì này còn mang ý nghĩa trường thọ cùng lời chúc mọi chuyện thuận lợi, suôn sẻ. Người Nhật quan niệm ăn mì Toshikoshi Soba vào buổi trưa hoặc xế chiều, và không ăn vào buổi tối để tránh điềm xấu.
Mì Toshikoshi Soba là món ăn ngày Tết của người Nhật mang ý nghĩa trường thọ và cầu chúc mọi chuyện hanh thông, may mắn.
V. Một số địa điểm du lịch lý tưởng trong dịp Tết Nhật Bản
Khi đến Nhật Bản vào dịp Tết, bạn có thể ghé thăm có địa điểm du lịch thu hút sau đây:
5.1. Chùa Kinkakuji
Đến Nhật Bản vào dịp đầu năm, bạn có thể ghé thăm chùa Kinkabuji – được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới. Đây là ngôi chùa sở hữu nét kiến trúc truyền thống, nổi bật với vẻ bề ngoài được dát bằng lá vàng rực rỡ. Đến đây, bạn còn được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên đặc sắc, hít thở không khí trong lành.
5.2. Quần đảo Okinawa
Quần đảo Okinawa nằm ở cực Nam của Nhật Bản với khí hậu cận nhiệt đới. Đây là nơi ra đời của bộ môn karate và lưu giữ những di tích lịch sử lâu đời cả các vị vua Nhật Bản xưa. Không chỉ vậy, quần đảo Okinawa còn thu hút du khách với những bãi biển đẹp mãn nhãn cùng hệ sinh thái dưới lòng biển cực kì phong phú. Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá quần đảo Okinawa là vào tháng 1 hằng năm.
5.3. Hokkaido
Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc Hokkaido phủ đầy tuyết. Lúc này, du khách cũng có thể trải nghiệm trò chơi trượt tuyết và đắm mình trong bầu không khí yên bình tại nơi đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia lễ hội Sounkyo Onsen Hyobaku để thưởng thức các tác phẩm điêu khắc bằng băng cực kỳ đặc sắc.
Có thể thấy, Tết Nhật Bản là thời điểm lý tưởng để bạn trải nghiệm phong tục truyền thống, khám phá nhiều địa điểm du lịch ấn tượng của đất nước hoa anh đào vào dịp đầu năm.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
|