KHÁM PHÁ NHỮNG BIỂU TƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Khi nhắc đến một đất nước nào đó, người ta sẽ nhớ đến biểu tượng của nước đó trước tiên, nó đại diện cho nền văn hoá của đất nước đó. Nhật Bản là một trong những nước không chỉ có nền kinh tế phát triển mà nền văn hoá cũng vô cùng đặc sắc. Khi nghĩ đến Nhật người ta sẽ nghĩ ngay đến những biểu tượng của đất nước này như: hoa anh đào, núi Phú Sĩ… ngoài ra còn nhiều biểu tượng nổi bật khác mà chúng ta vẫn chưa biết.

Trong bài viết ngày hôm nay, KAHA sẽ giới thiệu cho các bạn về những biểu tượng nổi tiếng ở Nhật Bản.

1. SAKURA – Hoa anh đào

Hoa anh đào là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Loài hoa này vô cùng khác lạ bởi cho tới khi hoa rơi sắc hoa vẫn còn tươi thắm. 

Mỗi mùa xuân về, hàng du khách khắp nơi trên thế giới kéo về Nhật Bản, nơi được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của loài hoa này. 

Hoa anh đào còn mang vẻ đẹp thiêng liêng, hình ảnh cánh hoa đào chia lìa được người Nhật liên tưởng tới cái chết nhẹ tựa lông hồng của những võ sĩ Samurai. Chính vì vậy, người Nhật có câu rằng: “Nếu là hoa xin làm hoa anh đào. Nếu là người xin làm võ sĩ đạo”. 

– Biểu tượng của sức sống mãnh liệt: 

Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận.

Với Nhật Bản, sức sống trước hết chính là tinh thần võ sĩ đạo, thể hiện ngay khi họ đứng trước cái chết. Trong chiến tranh, những võ sĩ của xứ sở mặt trời mọc không bao giờ run sợ trước cái chết, mỗi khi thua trận, họ liền tự kết liễu để không khai ra đồng đội của mình.

 

– Biểu tượng của vẻ đẹp đặc trưng ở Nhật Bản:

Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ. Có loại màu trắng, có loại phơn phớt vàng nhưng nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là anh đào màu hồng phấn.

 Biểu tượng của sự khiêm nhường, nhẫn nhịn:

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn – một đức tính đặc trưng của dân tộc này.

Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

2. Fuji – Núi Phú Sĩ

 

Núi Phú Sĩ hay còn gọi là núi Fuji, ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nổi tiếng trên thế giới không chỉ về thiên nhiên hùng vĩ và ý nghĩa tinh thần mà còn về tầm ảnh hưởng lâu dài của nó đối với nền văn hoá Nhật Bản, ngọn núi này chính là biểu tượng của xứ sở phù tang.

Ngọn núi Phú Sĩ được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. Nàng đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay. Cũng giống như người con gái đẹp, núi Phú Sĩ sẽ hấp dẫn người ta nhất khi được ngắm nhìn từ phía sau.

3. Kimono – quốc phục của Nhật Bản

Khi nói đến Nhật Bản không có ai là không biết đến kimono. Và khi nhắc đến nó người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh cô gái Nhật Bản xinh đẹp và kiêu sa trong bộ trang phục này.Kimono quả thật là một trong những trang phục truyền thống đặc biệt của Nhật Bản. Ngày xưa cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như một trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay thường chỉ có phụ nữ mới mặc như một nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông mặc kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hay nghi lễ truyền thống mà thôi.Màu sắc của kimono thường biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội sẽ có màu áo kimono riêng. Cội nguồn của trang phục cổ truyền Nhật Bản có sự pha trộn từ cách ăn mặc của người Trung Hoa, Triều Tiên và Mông Cổ, sau đó được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống của người dân nơi này. Và đây cũng là biểu tượng cho tính cách của người Nhật: học tập và dung hoà những ưu điểm từ văn hoá bên ngoài và biến chúng thành nét đặc biệt của riêng mình.

4. Đền Itsukushima

 

 

Ngôi đền Itsukushima xây dựng ngâm chân trong nước biển khi thủy triều lên. Đây là điểm khác biệt của Itsukushima với hầu hết ngôi đền, chùa khác trên đất nước Nhật Bản (vì thông thường đền, chùa được xây trên cao).

Theo truyền thuyết, ngôi đền được dựng nên để tưởng nhớ tới 3 trinh nữ là con gái của vị thần biển và giông bão Susano-o no Mikoto. Để gìn giữ sự thiêng liêng mà không bàn chân người dân thường nào có thể làm xúc phạm, ngôi đền và cổng đền được xây dựng trên mặt nước. Người dân Miyajima xưa kia muốn vào đền phải neo thuyền của họ ngoài cổng đền. Phụ nữ đền gần ngày sinh buộc phải rời đảo. Người già, người đau ốm cũng không được phép ở lại. Không có sự sinh và cũng không có sự chết được tồn tại ở đây.

5. Cá chép Koi – cờ cá chép Koi

Trong truyền thống Nhật Bản, biểu tượng cá chép Koi, được xem là biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của người đàn ông. Hình ảnh này thường được treo vào ngày lễ koinobori mùng 5 tháng 5 dành cho các bé trai với mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp tương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng.

 

Cờ cá chép Koi thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh. Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình (Daikoku-bashira – Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ tượng trưng cho Mẹ, đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăn con, bao bọc gia đình. Còn màu xanh như chồi non mỗi ngày một khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận.

6. Chim hạc

Chim Hạc cũng là một biểu tượng văn hóa đặc sắc. Nó xuất hiện trong trang phục cưới của người Nhật và nó biểu tượng cho sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này chính là từ tập tính của loài chim này. Hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên nhau suốt đời không thay đổi.

7Maneki neko – mèo thần tài

 

 

Nhật Bản từ lâu đã được nhớ đến với hình ảnh Maneki neko – “chú mèo vẫy tay”, là một biểu tượng đem lại may mắn cho các hộ gia đình làm công việc kinh doanh. Du khách phương Tây lần đầu nhìn thấy đều nghĩ rằng con mèo đang làm động tác chào tạm biệt, nhưng trên thực tế, đó là hành động gọi khách đến với cửa hàng. Theo thời gian, bức tượng may mắn này lan rộng hầu khắp các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tại Nhật, Maneki neko còn có ngày lễ kỷ niệm của riêng mình là 29/9 hàng năm. Nếu có dịp đến thăm nước Nhật, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của chú mèo này ở hầu hết các cửa hàng, công ty hay ngân hàng tại đây.

 

Ngoài ra, Nhật Bản còn nhiều biểu tượng đặc trưng khác, nếu các bạn có mong muốn được trải nghiệm những điều đặc sắc trong văn hóa cũng như đời sống ở Nhật Bản. Còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay với KAHA để nhận được tư vấn miễn phí về du học hay xklđ sang Nhật Bản. Có rất nhiều học bổng hấp dẫn đang chờ bạn.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439