“KẺ TRỘM MẶT TRĂNG” VÀO ĐÊM TRUNG THU Ở NHẬT BẢN

CちゃんPOPもお使いいただきました! - おつきみどろぼうのサイト

Đôi khi được gọi là “Halloween kiểu Nhật”, Otsukimi Dorobou là phong tục lâu đời vẫn còn được duy trì tại một số nơi ở xứ Phù Tang. Vào đêm Trung thu, tuy không rước đèn như trẻ em Việt Nam nhưng trẻ em Nhật cũng tụ tập lại với nhau, đóng vai những “kẻ trộm nhí” và đi khắp xóm làng. 

Otsukimi Dorobou là gì?

十五夜・中秋の名月に何をする?2024年はいつ?食べ物・団子・お供え [暮らしの歳時記] All About

Trong văn hóa Nhật Bản, “Otsukimi – お月見” là lễ hội ngắm trăng, được cho là bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc, được tổ chức vào hai ngày: rằm tháng 8 âm lịch (Jugoya) và 13/09 âm lịch (Jusanya). Vào ngày này, các gia đình sẽ trang trí nhà cửa với cỏ lau, chuẩn bị đồ cúng là các loại bánh trái như Tsukimi Dango, khoai lang, rồi cùng nhau thưởng trăng bên hiên nhà hay trong vườn.

Trong khi đó, “Dorobou – 泥棒” có nghĩa là “kẻ trộm”. “Otsukimi Dorobou” vì thế được hiểu là “kẻ trộm vào đêm ngắm trăng”, chỉ một phong tục đã có từ thời Edo (1603-1868).

Kẻ trộm mặt trăng" vào đêm Trung thu ở Nhật Bản | KILALA

Vào đêm rằm tháng 8, những đứa trẻ (được gọi là Otsukimi Dorobou) sẽ lén trộm bánh Tsukimi Dango và khoai lang được bày trên hiên nhà hàng xóm. Người ta nói rằng trẻ em là sứ giả của mặt trăng và việc trộm đồ cúng vào ngày này được cho phép. Ngoài bánh trái thì trộm khoai ở cánh đồng cũng phổ biến vào thời xưa.

Ở một số vùng, lũ trẻ sẽ dùng một cây sào dài có gắn đinh hoặc dây kẽm ở đầu để chọc vào và lấy đi bánh Dango.

Vì sao lại có phong tục này?

Otsukimi Dorobou ban đầu được tổ chức như một nghi lễ để bày tỏ lòng biết ơn đến mùa màng. Cho đến hết thời Edo, Nhật Bản vẫn sử dụng âm dương lịch, dựa trên chu kỳ tròn và khuyết của mặt trăng để làm tiêu chuẩn cho cuộc sống hằng ngày. Ngay cả trong nông nghiệp, chu kỳ sinh trưởng của thực vật cũng được quản lý theo chu kỳ trăng.

Những điều thú vị về tết trung thu tại Nhật Bản

Ở vùng Kanto, bánh Tsukimi Dango có hình tròn, trong khi ở vùng Kansai thì có hình thon dài như củ khoai sọ (sato-imo), biểu tượng cho con đàn cháu đống. Vì lý do này, trăng rằm tháng 8 còn được gọi là “Imo Meigetsu” (“imo” là khoai, “meigetsu” là trăng tròn).

Trẻ em được cho là sứ giả của mặt trăng nên dù đồ cúng có bị đánh cắp cũng được coi là điềm lành, bởi điều đó đồng nghĩa là thần linh đã ăn mất hoặc bị mặt trăng lấy đi. Vì đêm rằm có ý nghĩa tạ ơn mùa màng nên việc mặt trăng “ăn” lễ vật sẽ dẫn đến mùa màng bội thu và mang lại nhiều may mắn.

Phong tục Otsukimi Dorobou thời hiện đại

Không có mô tả ảnh.

Dù là một phong tục ấm áp và thể hiện sự gắn kết cộng đồng nhưng theo thời gian, số lượng nhà có mái hiên ngày càng giảm, việc bước vào vườn hoặc khuôn viên khi chưa được phép cũng bị cấm nên Otsukimi Dorobou ngày nay không còn quá phổ biến.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực vẫn duy trì phong tục này, đặc biệt là các vùng nông thôn ở tỉnh Fukushima, Ibaraki, Chiba, Yamanashi, Aichi, Nara, Osaka, Oita, Kagoshima và Okinawa.

Ở thành phố Nisshin và thành phố Nagoya của tỉnh Aichi, thành phố Yokkaichi của tỉnh Mie, Otsukimi Dorobou là một sự kiện vui nhộn mà cả người lớn và trẻ em đều có thể tham gia.

おつきみどろぼうとは? - おつきみどろぼうのサイト

Tại đây, người ta chuẩn bị rất nhiều đồ ngọt rồi để ở lối vào hoặc trong vườn. Sự kiện thường được thực hiện với sự đồng thuận của cả hai bên, và một số nơi sẽ gửi thư thông báo trước hoặc treo các bảng hiệu có nội dung như “Otsukimi Dorobou-san, hãy lấy một cái” trước hộp bánh kẹo.

Trẻ em mang theo túi đi từ nhà này sang nhà khác và hô những câu như “Xin hãy ngắm trăng!”, “Tôi là Tsukimi Dorobou!” rồi lấy bánh kẹo cho vào túi của mình.

tsukimi-dorobou
Những chiếc hộp đựng đầy bánh kẹo cho những kẻ trộm nhí

Hiện nay, ngày càng có nhiều địa phương cân nhắc đưa phong tục này trở lại đời sống để giúp gắn kết trẻ em với cộng đồng, nuôi dưỡng tình cảm với hàng xóm láng giềng.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook:https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439