HỌC QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN TÀU ĐIỆN NHẬT QUA LOẠT ÁP PHÍCH CỰC “NGHỆ”

Thông qua các áp phích với thiết kế vui tươi, những quy tắc ứng xử khi đi tàu ở Nhật Bản được thể hiện vô cùng thú vị và tinh tế. 

Văn hóa ứng xử trên tàu ở Nhật Bản

Sau đây là danh sách “Những kiểu hành vi gây khó chịu nhất trên tàu năm 2022” được thực hiện dựa trên cuộc khảo sát của Hiệp hội Đường sắt Tư nhân Nhật Bản (gồm 72 nhà khai thác đường sắt):

  1. Cách ngồi (không nhường chỗ cho người khác, duỗi chân…): 34,3%
  2. Nói chuyện ồn ào/cư xử thô lỗ: 33,9%
  3. Hành vi không đúng khi lên và xuống tàu (chặn cửa…): 27%
  4. Cách cầm/đặt túi xách (đeo ba lô trên lưng, túi đặt trên ghế…): 24%
  5. Ho/hắt hơi mà không quan tâm đến hành khách bên cạnh: 22,3%
  6. Sử dụng điện thoại/thiết bị khác (vừa đi vừa nhìn vào điện thoại, sử dụng khi đông người…): 18,7%
  7. Để lại chai nhựa/rác thải khác trên tàu: 18,7%
  8. Say rượu: 15,9%
  9. Cách ứng xử tệ liên quan đến ghế ưu tiên: 14,4%
  10. Âm thanh rò rỉ từ tai nghe: 13,7%

Áp phích minh họa hành vi gây phiền toái cần tránh

Áp phích minh họa hành vi gây phiền toái cần tránh từ năm 2020 đến 2021. 

Danh sách này gần như giống nhau qua các năm, tuy nhiên cũng có một số thay đổi nho nhỏ. Vào năm 1999 khi cuộc khảo sát lần đầu tiên được thực hiện, việc sử dụng điện thoại di động đứng đầu danh sách.

Lúc bấy giờ, các vấn đề chính được nêu ra là nói chuyện điện thoại lớn tiếng, để nhạc chuông điện thoại; còn với với điện thoại thông minh ngày nay, phần lớn những người được khảo sát phản đối “Aruki Sumaho” (sử dụng điện thoại trong khi đi bộ).

Về “hành vi không đúng khi lên và xuống tàu”, hơn một nửa số người được hỏi không hài lòng với những hành khách đứng chắn cửa, ngoài ra còn có những phiền toái nhỏ hơn như lên tàu mà không đợi người khác xuống, hoặc những người chen hàng khi lên tàu.

“Ho/hắt hơi mà không quan tâm đến hành khách bên cạnh” xuất hiện trong top 10 năm thứ tư liên tiếp. Theo một cuộc khảo sát riêng biệt đánh giá về những lo ngại khi đi tàu trong thời kỳ đại dịch, “những người không đeo khẩu trang”, “các cuộc trò chuyện xung quanh”, “hệ thống thông gió của tàu” và “khoảng cách với các hành khách khác” là những vấn đề khiến nhiều người bận tâm.

Sức mạnh áp phích

Trong những năm gần đây, các công ty đường sắt Nhật Bản đã sản xuất một số áp phích hút mắt để thúc đẩy văn hóa ứng xử khi đi tàu. Năm 2016, series Đường sắt Seibu lấy cảm hứng từ tranh phù thế Ukiyo-e được cho ra đời, với thông điệp bằng tiếng Anh nhắm đến du khách quốc tế cũng như người dân địa phương.

áp phích lấy cảm hứng từ ukiyo-e

Loạt áp phích lấy cảm hứng từ ukiyo-e

Các diễn viên Kabuki và kỹ nữ được miêu tả trong các áp phích đã tạo nên những phản ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội. Sau đó, Công ty Đường sắt Seibu đã nhận được câu hỏi về bản in pháp ích cùng với đó là liên hệ từ một trường luyện thi của Đài Loan muốn sử dụng áp phích làm tài liệu giảng dạy tiếng Nhật.

Series nói trên thậm chí còn xuất hiện trong một cuộc triển lãm có tên “Cách cư xử và Tính hiện đại: Ukiyo-e và Quy tắc ứng xử trên Đường sắt Seibu” tại Bảo tàng Victoria và Albert ở thành phố London, nước Anh.

Nghệ thuật quảng cáo

Một series hài của Cục Giao thông Vận tải Đô thị Tokyo, nơi quản lý tuyến tàu điện ngầm Toei Subway đã nhại lại những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng để tuyên truyền về quy tắc ứng xử trên tàu. Chúng bao gồm các thông điệp được viết bằng tiếng Trung và tiếng Hàn, cũng như tiếng Anh.

áp phích nhại lại tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng

Hành khách đeo ba lô va chạm với “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai”- người mang balo phía trước

Bên cạnh đó, một loạt series khác nâng cao nhận thức bằng cách khơi dậy trí tưởng tượng thông qua so sánh các hành vi trên tàu với tình huống tương tự.

áp phích so sánh tình huống

Áp phích so sánh hành vi trên tàu với tình huống tương tự

Tạo nên những ấn tượng đúng đắn

Kể từ năm 1974, Tokyo Metro – công ty vận hành mạng lưới tàu điện ngầm lớn nhất Nhật Bản đã sản xuất áp phích mỗi tháng về quy tắc ứng xử. Một trong những áp phích nổi tiếng đầu tiên của họ đã góp phần lan rộng xu hướng sử dụng áp phích ngay từ năm 1976.

Đó là phiên bản “parody” của bộ phim Mỹ nổi tiếng “The Great Dictator” (tạm dịch: Nhà độc tài vĩ đại) được thiết kế bởi Kawakita Hideya. Trong bản nhại lại này, nhân vật nhà độc tài Charlie Chaplin xuất hiện với việc chiếm quá nhiều không gian trên ghế khi ngồi dang rộng hai chân.

Tokyo Metro tiếp tục nỗ lực thu hút sự chú ý của hành khách bằng chất liệu hấp dẫn, như sử dụng kiểu chữ mới lạ trong series chữ Hán năm 2016 .

áp phích sử dụng kanji độc đáo

Kanji (“扉 – tobira”/cửa và “滴 – shizuku”/giọt nước) trở thành một phần hình ảnh trong áp phích của Tokyo Metro

Trong khi đó, loạt áp phích “Good Manners, Good Tokyo” khuyến khích người dân địa phương tạo ấn tượng trên khắp thế giới rằng Tokyo là thành phố đáng tự hào.

good manners, good tokyo

Loạt áp phích “Good Manners, Good Tokyo”
Áp phích về quy tắc ứng xử của Nhật Bản cung cấp một cái nhìn tổng quan về phép lịch sự khi đi tàu ở đất nước Mặt trời mọc, qua đó đồng thời làm nổi bật tài năng của các nhà thiết kế.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook:https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439