HÌNH TƯỢNG RẮN TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Hình tượng rắn trong văn hóa Nhật Bản - Tour Nhật Bản

Theo hệ thống Can Chi (干支), con giáp đại diện cho năm 2025 là Rắn. Đón chào năm mới 2025 này, hãy cùng KAHA tìm hiểu về ý nghĩa của loài rắn trong văn hóa xứ Phù Tang nhé!  

Giờ Tỵ/ hướng Tỵ

Trong tiếng Nhật, loài rắn được gọi là “hebi” – biểu thị bằng chữ Hán “蛇” (XÀ). Tuy nhiên, khi nhắc đến rắn như là một trong 12 con giáp, người ta sử dụng chữ “巳” (TỴ) – đọc là “mi”. Năm 2025 là năm Ất Tỵ, trong tiếng Nhật được viết là “乙巳” – đọc là “kinoto-mi”.


Rắn (Tỵ) là con giáp thứ 6 trong 12 con giáp. Trong hệ thống mà ngày được chia thành 12 canh giờ, giờ Tỵ là hai giờ trước và sau 10 giờ sáng, tức từ 9 đến 11 giờ sáng. Còn khi nói về phương hướng, “Tỵ” được dùng để biểu thị hướng Nam – Đông Nam.  

Bạn có biết, trong thời kì Edo (1603-1868), các geisha xung quanh khu phố Fukagawa được gọi là “Tatsumi geisha”  (辰巳芸者)? Điều này là do Fukagawa nằm ở hướng “Tatsumi” (辰巳/THẦN TỴ), tức hướng Đông Nam khi nhìn từ Lâu đài Edo.

Rắn và vận may tiền bạc

Đồng 5 yên Nhật Bản mang lại may mắn và tài lộc cho thân chủ giữ bùa

Rắn là loài vật đáng sợ đối với nhiều người, nhưng ở Nhật Bản, loài rắn gắn liền với vận may về tiền bạc. Người Nhật tin rằng, để vào ví tiền, túi xách một lá bùa rắn hoặc một miếng da rắn hoặc mặc, đeo các phụ kiện như nhẫn có hình con rắn, thì sẽ có thể thu hút tài lộc.

4 con giáp này có khởi đầu thuận lợi trong tháng 6, tình yêu và tiền bạc  đều may mắn

Điều này bắt nguồn từ niềm tin rằng, rắn trắng là hiện thân của Benzaiten, một trong bảy vị Thất Phúc Thần, là nữ thần của sự giàu có. Người ta nói rằng đối với những người muốn cải thiện tài vận của mình, tốt nhất là nên đến viếng thăm các đền thờ vào ngày Tỵ.

Rắn không chỉ gắn liền với vận may tiền bạc. Vì chúng liên tục lột da nên loài vật này còn được coi là biểu tượng của sự tái sinh.

Những câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến rắn

yabu-o-tsutsuite-hebi-o-dasu

竜頭蛇尾 (ryuutou dabi): “Đầu rồng, đuôi rắn” – mô tả một sự vật/sự việc ban đầu có vẻ tuyệt vời đáng kinh ngạc, nhưng kết thúc lại gây thất vọng (tương tự nghĩa của câu “đầu voi đuôi chuột” trong tiếng Việt).

蛇に睨まれた蛙 (hebi ni niramareta kaeru): “Ếch bị rắn trừng mắt” – ám chỉ trạng thái cứng đờ người vì sợ hãi.

蛇に噛まれて朽縄におじる (hebi ni kamarete kuchinawa ni ojiru): “Một lần bị rắn cắn, cả đời sợ dây thừng mục” – phạm sai lầm một lần có thể khiến người ta thận trọng quá mức mãi về sau.

藪をつついて蛇を出す(yabu o tsutsuite hebi o dasu): “Chọc một bụi cây, lôi ra một con rắn” – tự chuốc lấy rắc rối bằng một hành động không đáng có. Trong tiếng Nhật hiện nay, câu này thường được rút gọn thành “yabuhebi” (ヤブヘビ).

蛇足 (dasoku): Chân rắn, được dùng để ám chỉ những việc làm thừa thải, vô nghĩa. Cụm từ này bắt nguồn từ một câu chuyện được ghi chép trong Chiến Quốc Sách. Chuyện xảy ra ở nước Sở của Trung Quốc cổ đại, trong một cuộc thi vẽ rắn nhanh, người hoàn thành xong đầu tiên vì thấy mình bỏ xa những người còn lại nên đã rảnh rỗi thêm chân vào cho con rắn trong tranh của mình. Cuối cùng, anh ta thua cuộc, vì rắn thì làm gì có chân. Trong tiếng Việt, chúng ta có thành ngữ “vẽ rắn thêm chân” cũng bắt nguồn từ câu chuyện này.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook:https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439