ĐẾN CHÙA SENSOJI, KHÁM PHÁ PHIÊN CHỢ HAGOITA CUỐI NĂM

Tọa lạc giữa khu Asakusa cổ kính, chùa Sensoji hay còn có tên gọi khác là Asakusa Kannon, từ lâu đã là một địa điểm du lịch được nhiều người biết đến. Ngôi chùa khánh thành vào năm 654 này cũng là công trình Phật giáo lâu đời nhất Tokyo và là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc của Nhật Bản. Trong số đó, Chợ Hagoita kéo dài từ ngày 17-19/12 nổi tiếng là một sự kiện truyền thống quan trọng vào dịp cuối năm và đã được duy trì đều đặn kể từ thời Edo.

Chùa Asakusa Kannon ngôi đền cổ lâu đời nhất của thủ đô Tokyo

Hagoita – cây vợt may mắn cho năm mới

Nếu bạn chưa biết thì Hagoita là một chiếc vợt gỗ có hình dạng giống như mái chèo, thường xuất hiện trong trò chơi dân gian Hanetsuki của xứ Phù Tang. Theo truyền thống, các bé gái và thiếu nữ Nhật Bản sẽ chơi Hanetsuki vào dịp năm mới để xua đuổi tà ma và cầu mong may mắn.

Hai người chơi sẽ dùng vợt Hagoita để tung hứng qua lại quả cầu Hane (hạt bồ hòn có gắn lông vũ) – khá giống với cách chơi của môn cầu lông. Loại Hagoita dùng trong trò này được làm bằng gỗ cây thông với thiết kế đơn giản, thông thường có hình vẽ bên trên.

Tìm hiểu về các trò chơi dân gian phổ biến tại Nhật Bản
Từ khoảng thế kỷ 17, trong thời Edo, người ta bắt đầu trang trí Hagoita với hình ảnh của các diễn viên kabuki và những phụ nữ xinh đẹp như geisha hay maiko. Lúc này, phong tục tặng Hagoita cho bé gái vào năm mới đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ (初正月 – hatsu shogatsu) cũng trở nên phổ biến (với bé trai thì sẽ tặng bộ cung tên Hamayumi). Người Nhật tin rằng Hagoita sẽ xua đuổi những linh hồn xấu và bảo vệ đứa trẻ, đóng vai trò như một lá bùa mang đến hạnh phúc, sức khỏe.

Bộ Cung Tên Hamayumi Số 800 (Size 10) - Just From Japan Viet Nam

Kiểu Hagoita này ngày càng trở nên thịnh hành hơn theo thời gian, với thiết kế cũng ngày một đa dạng, đặc biệt là khi phong tục chơi Hanetsuki vào năm mới không còn quá phổ biến.

Tuy nhiên, Hagoita không chỉ là một món quà dành cho trẻ em, nhiều người Nhật hiện nay vẫn mua chúng để trưng bày trong gia đình như một lá bùa cầu an và kinh doanh thịnh vượng.

Có một sự thật thú vị là vào thời Edo (1603-1868), phụ nữ từ khắp Edo sẽ đổ về phiên chợ thường niên ở chùa Sensoji để săn lùng chiếc Hagoita có hình diễn viên kabuki mà họ yêu thích, giống như cách người hâm mộ hiện đại tìm mua các vật phẩm của idol. Doanh số bán Hagoita khi ấy vì vậy có vai trò như thước đo mức độ nổi tiếng của các diễn viên kabuki trong năm đó.

hagoita-ichi-showa

Oshi-e hagoita – nét tinh xảo của nghệ thuật thủ công Nhật Bản

Đến trước thời Edo, Hagoita được trang trí bằng nhiều cách khác nhau. “Kaki-e Hagoita” có hình ảnh được vẽ trực tiếp lên bề mặt vợt, “Hari-e Hagoita” thì dán giấy và vải để trang trí. Ngoài ra còn có “Sagicho Hagoita” xa xỉ, được tô màu bằng “gofun” (bột màu trắng nghiền từ vỏ con hàu), một số còn được khảm bằng lá vàng, lá bạc hay phủ sơn mài.

Enchanting Edo: Tokyo shop's decorative paddles boast chic 3D patchwork  designs - The Mainichi

Về sau, một kỹ thuật có tên là “Oshi-e” được phát triển để tạo ra hiệu ứng ba chiều cho hình ảnh. Vợt gỗ được trang trí bằng kỹ thuật này sẽ gọi là “Oshi-e Hagoita”, cũng là loại Hagoita phổ biến và đẹp mắt mà ngày nay chúng ta dễ dàng tìm thấy.

Oshi-e có thể hiểu là “tranh vải nổi”, được sản xuất quanh khu vực Nihonbashi và Asakusa của Tokyo từ cuối thời kỳ Edo. Ngày nay, chúng cũng được sản xuất tại phường Sumida, phường Koto, phường Katsushika của Tokyo, cũng như ở tỉnh Saitama và Kanagawa. Năm 1985, kỹ thuật Edo Oshi-e đã được chỉ định là nghề thủ công truyền thống của Tokyo.

Vợt May Mắn Hagoita Số 300 (Size 7) - Just From Japan Viet Nam
Để tạo ra những bức tranh nổi này, đầu tiên nghệ nhân sẽ phác thảo thiết kế chung ra một tờ giấy. Tiếp theo, thiết kế sẽ được bóc tách thành nhiều bộ phận nhỏ hơn và vẽ lại lên bìa cứng, rồi dùng kéo cắt rời từng bộ phận. Từng mảnh bìa cứng này sẽ đóng vai trò là tấm đế.

Một ít bông cotton được đặt lên tấm đế, sau đó nghệ dân dùng vải lụa hoặc vải bông bọc xung quanh rồi dán mép vải vào mặt dưới miếng bìa. Một mảnh giấy washi được dán phủ lên mặt dưới tấm đế để cố định và bảo vệ các bộ phận trước khi ghép chúng lại với nhau để tạo thành thiết kế hoàn chỉnh.

cach-lam-3

cach-lam-4

Bằng cách thay đổi lượng bông được nhồi và cách quấn bông, cũng như áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để sắp xếp các tấm vải, các nghệ nhân sẽ tái hiện sinh động tư thế của nhân vật được mô tả.

Ngoài ra, khuôn mặt cũng được vẽ riêng. Đầu tiên là sơn lên vải một dung dịch làm từ phèn chua và keo, sau đó quét vôi để làm mịn bề mặt, cuối cùng là vẽ bằng bột màu. Nghệ nhân cũng có thể điểm tô cho trang phục và các chi tiết khác bằng cọ màu. Riêng mái tóc thì được làm từ sợi tơ nhuộm đen.

Nghệ thuật Oshi-e này có nhiều ứng dụng, ngoài Hagoita thì còn dùng để tạo tranh chân dung, tranh đóng khung, cũng như trang trí cho bình phong và quạt. 

Hagoita | Tokyobling's Blog

Với vợt Hagoita, Oshi-e sau cùng sẽ được dán lên cây vợt làm từ gỗ cây hông (kiri). Thông thường có đến 60-70 bộ phận nhỏ được ghép lại với nhau qua 200 công đoạn để tạo ra cây vợt thành phẩm.

Oshi-e Hagoita có nhiều kích cỡ, từ loại nhỏ nhắn bằng lòng bàn tay đến những cây vợt bản lớn, có thể dùng để treo tường như những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và giàu thẩm mỹ.

Phiên chợ Hagoita-ichi tại chùa Sensoji

Khám phá chùa Sensoji: ngôi chùa cổ kính bậc nhất Tokyo

Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp muôn màu của những cây vợt truyền thống này, phiên chợ cuối năm Hagoita-ichi diễn ra từ ngày 17-19/12 tại chùa Sensoji chính là sự kiện quy mô và đặc sắc nhất mà bạn không thể bỏ lỡ.

Sensōji Temple Hagoita-Ichi Fair, 17th Dec–19th Dec, 2025 | Tokyo Cheapo

Tại đây có trên dưới 30 gian hàng Hagoita đến từ nhiều xưởng thủ công khác nhau. Từ loại đơn giản, nhỏ xinh cho đến những chiếc Hagoita cầu kỳ được chế tác công phu, giá của những chiếc vợt do đó cũng có sự khác biệt rõ rệt: từ khoảng 1.000 yên cho đến vài chục, thậm chí vài trăm ngàn yên.

Tại Hagoita-ichi, phổ biến và bắt mắt nhất vẫn là loại Oshi-e Hagoita với các nhân vật theo truyền thống như diễn viên kabuki, samurai, người đẹp diện kimono hay Thất Phúc Thần. Loại Hagoita có hình Eto (con giáp) của năm mới sắp đến cũng rất phổ biến.

Đến chùa Sensoji, khám phá phiên chợ Hagoita cuối năm | KILALA

Tuy nhiên, hòa với xu hướng chung của xã hội, hình ảnh của những nhân vật nổi tiếng hiện tại như diễn viên hài, hay danh thủ bóng chày – “quốc bảo” Shohei Ohtani cũng xuất hiện trên Hagoita. Còn có cả quầy bán vợt hình nhân vật manga, anime – nơi bạn cũng có thể đặt hàng họa sĩ vẽ chân dung của chính mình lên vợt.

Khám phá chợ Hagoita cuối năm tại chùa Sensoji: Nét văn hóa truyền thống  Nhật Bản - Tour Nhật Bản

Ở phiên chợ cuối năm này, du khách còn có thể sắm sửa nhiều loại hàng hóa và đồ trang trí năm mới khác nhau cùng nhiều món đồ thủ công để làm quà lưu niệm. Những vật phẩm may mắn như đồng vàng koban, bùa omamori hay mũi tên hamaya cũng được bày bán tại đây.

Một điểm thu hút khác của Hagoita-ichi là không khí náo nhiệt của lễ hội, khi không chỉ có các quầy bán vật phẩm mà gian hàng ẩm thực cũng rất đông đúc với nhiều món ngon giúp xua đi cái lạnh mùa đông.

Du lịch Nhật Bản tự túc: Những ngôi đền, ngôi chùa linh thiêng nhất Tokyo
Sau khi khám phá phiên chợ và ngôi chùa cổ kính, bạn có thể quay trở ra Nakamise-dori và dạo quanh các gian hàng ở đây. Khu vực quanh chùa cũng cực kỳ nhộn nhịp, đầy ắp hàng quán thú vị mà bạn có thể dành cả ngày dài để khám phá.

Nakamise Dori Shopping Street - Tokyo - Trundle Japan

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook:https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439