Trong thời kỳ Edo (1603 – 1868), búp bê Teru teru bōzu vô cùng phổ biến ở Nhật Bản. Chúng thường được người ta buộc lại bằng dây rồi treo thẳng trước hiên nhà để cầu nắng. Theo quan niệm của người dân xứ sở mặt trời mọc, nếu treo ngược đầu búp bê xuống thì để cầu trời mưa.
Búp bê Teru teru bōzu thường được làm bằng đồ thủ công với giấy hoặc vải trắng kết hợp cùng những sợi chỉ.
Điều đặc biệt ở loại búp bê này là chúng không có tóc, trông giống như một nhà sư nên được người dân ưu ái gọi bằng cái tên nhà sư Phật giáo. Nhưng lý do chính bởi vào thời cổ đại xưa kia, các nhà sư Phật giáo có vai trò như những người tạo ra mưa.
Trong năm khi thời tiết hạn hán, người dân cầu trời đất ban mưa xuống để chống chọi với cái nắng, cái khô, cái nứt nẻ của mùa nóng. Họ mong cầu mưa xuống để thuận lợi mùa màng. Chính bởi lý do ấy, các vị thiên hoàng (Ten’nō) hoặc tướng quân (shōgun) yêu cầu các nhà sư Phật giáo hãy cầu mưa. Không ít những truyền thuyết nói rằng các nhà sư cấp cao của Phật giáo Nhật Bản đã thành công trong việc kiểm soát mưa.
Theo tục truyền miệng từ xa xưa, người Nhật tin rằng khi treo Teru teru bōzu lên và nguyện cầu trời nắng, nếu thành công, người ta thường đổ một cốc rượu sake lên đầu búp bê Teru teru bōzu. Sau đó họ sẽ thả chúng trôi trên sông. Vào thời Edo, người dân ở Nhật Bản quan niệm các con sông được kết nối với thần linh và là thế giới của những vị thần tốt bụng. Người ta thả búp bê Teru teru bōzu xuống sông với suy nghĩ đưa nó trở về nhà, nơi mình thuộc về giống cái cách họ thả đèn lồng ở sông trong lễ hội Obon.
Người dân Nhật Bản tin rằng búp bê cầu nắng dường ẩn chứa một sức mạnh kỳ lạ có thể “hô mưa, gọi nắng”.
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của búp bê thời tiết nhưng được biết đến nhiều nhất là ba truyền thuyết: Nhà sư cầu mưa, yêu quái (yokai) hay được gọi là Hiyoribo và cô bé cầm chổi (xuất phát từ văn hóa Trung Quốc).
Bên nhau dù nắng gắt hay mưa ngâu, những hình ảnh về búp bê Nhật Bản khiến con dân FA hơi “ganh tị” rồi đấy nha!
Nhưng dù nguồn gốc của búp bê Teru teru bōzu như thế nào thì cũng không thể phủ nhận rằng đôi lúc chúng trông vô cùng đáng yêu đúng không các bạn nhỉ?
Cách làm búp bê cầu nắng như thế nào?
Các bước làm búp bê cầu nắng Teru Teru Bouzu rất đơn giản. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết qua phần trình bày dưới đây:
>>> Chuẩn bị:
- Giấy lụa, vải, … :Nó sẽ là cơ thể của Teru Teru Bozu.
- Bông, giấy bọc, khăn giấy cuộn, …: Gói nó vào phần đầu. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn loại càng nhẹ càng tốt.
- Bút lông: Dùng để vẽ mặt cho búp bê
- Kim và chỉ : Nó được sử dụng để làm một dây treo.
- Dây cao su :Thắt phần cổ.
- Băng keo : Dùng để cố định
>>> Cách làm:
- Cuộn bông hoặc khăn giấy sẽ là phần của đầu và dán chặt bằng băng keo. Hãy luồn chỉ qua phần đã cố định bằng băng keo. Đừng quên tạo một nút thắt phần dưới của sợi chỉ. Ngoài ra, gấp đôi sợi chỉ (để nó trở thành một vòng lặp để treo).
- Đặt bông sẽ làm đầu vào giữa khăn giấy, đâm kim vào giữa khăn giấy và luồn chỉ.
- Quấn dây chun quanh cổ. Quấn một dải ruy băng quanh cổ để làm cho nó trở nên dễ thương hơn.
- Vẽ một khuôn mặt ma thuật nếu bạn thích.
- Lý do khiến búp bê cầu nắng bị lộn ngược là do trọng tâm nằm ở đầu. Tuy nhiên, bằng cách kéo sợi chỉ ra khỏi đỉnh đầu, bạn có thể ngăn nó lộn ngược mà không cần lo lắng về trọng tâm. Nếu bạn cảm thấy khó lấy sợi chỉ ra khỏi đỉnh đầu, hãy cố gắng làm cho đầu nhỏ lại và thân lớn hơn.
Lưu ý: Nếu là bạn buộc dây treo vào cổ, nó có thể bị lộn ngược dù đã được làm rất cẩn thận. Trong trường hợp này, hãy xỏ một chiếc kim chỉ kéo từ cổ, kéo nó ra khỏi đỉnh đầu và làm lại phần treo ở đỉnh đầu.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản cũng như nhận được tư vấn về các chương trình du học Nhật Bản, hãy liên hệ ngay với KAHA nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
|