HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐỨC

Hệ thống giáo dục Đức là đại diện của nền giáo dục chất lượng cao gồm nhiều cấp độ từ bậc nhỏ nhất cho đến khi kết thúc đại học. Các giai đoạn này có sự liên quan, kết nối rất chặt chẽ giúp học sinh xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển hiệu quả trong tương lai. Nếu các bạn đang có dự định lựa chọn Đức là nơi phát triển sự nghiệp học tập của mình thì hãy cùng KAHA tìm hiểu những nét đặc biệt và ưu điểm vượt trội của hệ thống giáo dục Đức nhé!

 Nhà trẻ (Kindergarten)

Cũng giống như ở Viêt Nam, trẻ con Đức khi lên 3 tuổi đều có thể đến trường để học toàn thời gian hoặc bán thời gian. Nhờ đất nước có trợ cấp xã hội cao nên việc trẻ đến trường là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

 Tiểu học (Grundschule)

Vì Đức là thể chế liên bang, nên hệ thống giáo dục của mỗi bang cũng là khác nhau. Trường tiểu học được bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 4, riêng ở bang Berlin và Brandenburg trường tiểu học có 6 lớp. Chương trình tiểu học bắt buộc các em phải đi học. Các môn ở trường các em thường học Tiếng Đức, Toán, Nghệ Thuật, Âm thanh, thể thao… Khi kết thúc bậc tiểu học thì học sinh sẽ nhận được văn bản khuyến nghị của trường về hướng học lên theo các loại hình trường phổ thông ở bậc tiếp theo dựa trên thành tích học tập ở trường tiểu học. Sau khi học tiểu học xong, học sinh sẽ có 3 hướng đi, tương đương với 3 loại trường khác nhau ở Đức:

Trường Hauptschule

Dành cho những học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm và thích đi chuyên vào các nghành nghề (apprenticeship). Tại đây học sinh học đến lớp 9 là có thể ra học nghề theo mình thích. Chương trình Hauptschule kéo dài 6 năm. Học sinh tốt nghiệp sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Nếu trong quá trình học học sinh thấy học dễ qua thì có thể chuyển sang Realschule học hoặc sau khi tốt nghiệp, trình độ học sinh có khả năng tiếp thu tốt hơn thì học sinh đó được nhà trường đề nghị chuyển tiếp lên Realschule.

Trường Realschule

Dành cho các học sinh học từ lớp 5 đến lớp 10 có trình độ khá hơn học sinh ở trường Hauptschule. Ở đây các học sinh sẽ được học các kiến thức thực tế hơn về cuộc sống, về các kỹ năng như kỹ năng tin học, đánh máy băng 10 đầu ngón tay, cách đánh và soạn thảo văn bản, cách thuyết trình… Các môn học khác cũng có chất lượng cao và phong phú hơn so với chương trình học tại trường Hauptschule. Học sinh tại trường Realschule sẽ tốt nghiệp sau khi học xong lớp 10. Tương tự như ở trường Hauptschule, học sinh khá cũng sẽ được nhà trường tự động chuyển tiếp lên bậc cao hơn, đó là trường Gymnasium. Học sinh Realschule muốn vào đại học thì có thể qua đường Gymnasium. Nếu không, sau lớp 10, học sinh ở Realschule có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tại đây chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni) được. Muốn vào đại học, sinh viên cần có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.

Trường Gymnasium (grammar school)

Dành cho những học sinh giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và học tập tốt. Tại đây, học sinh được đào tạo với kiến thức chất lượng, trình độ khá cao hơn so với hai trường nói trên. Gymnasium thường bắt đầu từ lớp 5 và sau 13 năm mới tốt nghiệp để lấy bằng tốt nghiệp PTTH (Abitur). Có những tiểu bang đang có chương trình thực nghiệm rút ngắn thành 12 năm. Học sinh Gymnasium thì có thể vào thẳng các trường đại học nào mà họ thích, nếu số học sinh ghi danh không quá cao. Nếu số lượng ghi danh quá nhiều so với số ghế đại học, học sinh được tuyển chọn theo số điểm tốt nghiệp phổ thông, từ cao nhất trở xuống.

Ngoài ra còn một hệ thống trường nằm trên HauptschuleRealschule gọi là Berufsschule. Trường này học sinh đi học nửa ngày và nửa ngày thực tập tại công ty hoặc công xưởng của nhà máy. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ được cấp một bằng chuyên sâu về lãnh vực buôn bán hoặc kỹ thuật đó. Trường này khác với các trường được nói tới ở trên vì trường này không nằm trong sự kiểm soát của địa phương mà chịu sự giám sát của chính phủ, các công ty/tập đoàn và công đoàn.

Cho dù học sinh có theo học trường nào đi chăng nữa thì cũng phải hoàn thành 9 năm học giáo dục bắt buộc. Sau đó sẽ lại có những hướng đi khác tùy thuộc vào kết quả học tập của mỗi học sinh:

     + Trường chuyên nghiệp nghề (Berufsfachschule)

Trường chuyên nghiệp nghề là các trường học toàn thời gian, ít nhất phải học hết thời gian một năm. Nói chung, người ta có thể tự nguyện học sau khi đáp ứng được nghĩa vụ học phổ thông để chuẩn bị cho nghề hoặc để đào tạo nghề toàn phần mà không được đào tạo nghề trước đó. Nó kết thúc bằng một kỳ thi tốt nghiệp; bằng tốt nghiệp này tương ứng với bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, tương đương bằng tốt nghiệp Realschule. Học sinh tốt nghiệp có thể đạt được bằng tốt nghiệp trong một nghề đào tạo song hành được công nhận.

     + Trường chuyên nghiệp (Fachschule)

Trường chuyên nghiệp được học sinh tự nguyện lựa chọn sau kết thúc một khóa đào tạo nghề và trải qua kinh nghiệm thực tế, một phần cả sau nhiều năm kinh nghiệm thực tế do cần chứng minh năng khiếu chuyên môn đặc thù. Chúng cung cấp sự đào tạo chuyên môn rộng trong nghề (ví dụ như trường thợ cả, trường kỹ thuật viên). Thời gian học từ nửa năm đến 3 năm, nếu học toàn bộ thời gian.

     + Đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule)

Đại học chuyên ngành và Đại học chuyên ngành quản lý có nhiệm vụ thông qua việc đào tạo gắn kết mạnh với ứng dụng để chuẩn bị cho các hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi sự vận dụng các kiến thức và phương pháp khoa học.

     + Đại học tổng hợp, Đại học kỹ thuật tổng hợp, Đại học kỹ thuật (Universität, Technische Universität, Technische Hochschule)

Đây là các loại hình trường ĐH truyền thống ở Đức. Tại đây một danh mục rộng rãi các ngành học được cung cấp. Chúng gắn kết các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu. Các trường này có quyền đào tạo tiến sĩ.

     + Các trường Đại học Nghệ thuật, Âm nhạc, Thần học và Sư phạm (Kunsthochschule, Musikhochschule, Theologische Hochschule, Pädagogische Hochschule)

Tại những trường ĐH Nghệ thuật và Âm nhạc, sinh viên được đào tạo về nghệ thuật và biểu diễn cũng như các môn về âm nhạc. Tại các trường ĐH thần học, người ta đào tạo các nhà thần học. Tại các trường ĐH Sư phạm (hiện nay chỉ còn ở một số bang) các giáo viên tiểu học, giáo viên trường Hauptschule và Realschule, đôi khi cả giáo viên cho các trường đặc biệt được đào tạo. Nhìn chung giáo viên chủ yếu được đào tạo trong các trường đai học tổng hợp.

Tuy chia thành các trường với tên gọi khác nhau và các chuyên ngành khác nhau nhưng Các trường Đại học tổng hợp viết là Universitäten ( Uni., TU) hoàn toàn tương đương với tên gọi là Hochschulen (HS., TH). Nguyên tắc duy nhất đối với loại trường này là “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy” luôn luôn phải được tuân thủ và được định hướng theo nghiên cứu. Từ trước cho tới nay các loại trường này vẫn đóng vai trò nòng cốt trong ngành đại học Đức.

Các trường đại học khoa học ứng dụng (còn gọi là các trường đại học chuyên ngành hoặc các trường đại học thực hành Fachhochschulen), chương trình đào tạo được định hướng theo thực tiễn, trau dồi kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các trường này ngày càng trở lên hấp dẫn và thu hút đông đảo mọi người. Do chương trình đào tạo được tổ chức sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn, song khả năng lựa chọn ngành nghề cũng ít hơn.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook:https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439