Tốt nghiệp trường tiếng rồi, làm sao đây? Các bạn du học sinh Nhật Bản hãy đọc bài viết sau đây để có thể tìm cho mình hướng đi phù hợp nhất nhé.
1. Vào senmon
Đây là một lựa chọn tối ưu của phần đông các bạn du học sinh nước ngoài sau khi tốt nghiệp trường tiếng ở Nhật. Trường senmon ở Nhật có thời gian đào tạo khoảng từ 2 đến 3 năm. Trường tập trung đào tạo kiến thức thực tế, thiên về thực hành nhiều hơn và lược bỏ bớt phần kiến thức lý thuyết. Có thể nghĩ trường senmon tương đương với trường cao đẳng nghề ở Việt Nam.
Lưu ý khi lựa chọn trường senmon chính là việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Có rất nhiều trường senmon tại Nhật từ mức độ thấp đến cao dành cho mọi đối tượng. Tuy nhiên không phải ngành nghề nào ở trường senmon cũng đảm bảo tốt. Các trường senmon về chuyên ngành như cơ khí, khách sạn, ô tô hay IT có đánh giá rất cao vì có tính chất kỹ thuật cao, áp dụng được thực tiễn nhanh chóng. Trái lại các trường senmon về business, phiên dịch hay nhóm ngành về kinh tế lại có đánh giá thấp hơn một chút vì mang tính chất đào tạo chung chung không chuyên sâu, tỉ lệ xin việc sau khi ra trường thấp. Việc lựa chọn trường senmon và ngành nghề phù hợp sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng xin việc sau khi ra trường, nên các bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng nhé
2. Thi đại học
Việc có bằng đại học sẽ giúp bạn có những kiến thức chuyên ngành sâu rộng hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu đang theo học đại học, các bạn có nhiều cơ hội xin học bổng chính phủ hay các quỹ tư nhân, giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho mình.
Ngoài ra, 4 năm học đại học còn giúp bạn có thời gian trải nghiệm cuộc sống tại Nhật Bản nhiều hơn, thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường, xây dựng các mối quan hệ sâu hơn với bạn bè và thầy cô, những người có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp sau này. Thậm chí, học đại học với chế độ tín chỉ, được tự do và thoải mái khi sắp xếp thời gian biểu của mình, các bạn lưu học sinh còn có thể tìm được những công việc làm thêm tốt hơn, thu nhập cao hơn và học hỏi được nhiều hơn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế rằng, việc thi vào đại học đối với du học sinh Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Lý do đầu tiên có lẽ là đề thi vào các trường đại học Nhật Bản thực sự “khó”. Các kỳ thi đầu vào thường đòi hỏi khả năng tiếng Nhật tốt, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu (chữ Hán). Thêm vào đó, cách ra đề thi cũng rất khác so với các kỳ thi đại học ở Việt Nam. Học sinh thường phải có vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, hoặc kỹ năng làm bài tốt để có thể đỗ được các kỳ thi này.
3. Đại học ngắn hạn
Nếu đại học quá sức với bạn, thì hãy nghĩ đến phương án học đại học ngắn hạn nhé. Điều đặc biệt là, đối với lưu học sinh, sau khi xin được việc làm và muốn chuyển đổi visa, bằng tốt nghiệp đại học ngắn hạn thường được coi như bằng tốt nghiệp đại học, và thủ tục chuyển đổi dễ dàng hơn bằng tốt nghiệp trường chuyên môn. Ngoài ra, các trường đại học ngắn hạn thường có liên kết với các trường đại học và sau đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học ngắn hạn, các bạn sinh viên có nhiều khả năng sẽ được trường tiến cử để học chuyển tiếp lên các bậc học trên, thuận lợi hơn nhiều cho các bạn sinh viên.
Vì vậy, trường đại học ngắn hạn đặc biệt phù hợp với các bạn sinh viên đã học 1-2 trường senmon. Với những người mà trở ngại lớn trong việc đi xin việc là bằng cấp trong khi không muốn dành tới 4 năm để học đại học, hoặc những bạn sinh viên đang học trường tiếng nhưng chưa thật sự tự tin với khả năng đỗ đại học của mình, vào đại học ngắn hạn có thể là một con đường vòng khả thi trong trường hợp các bạn muốn học tiếp lên đại học.
4. Đi làm
Đối với các bạn đã có bằng cao đẳng hay đại học ở Việt Nam, thì sau tốt nghiệp trường tiếng các bạn vẫn có thể tìm kiếm công việc phù hợp với bằng cấp chuyên môn của mình. Tuy nhiên, thủ tục này có thể sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không đảm bảo được sẽ có công ty chấp nhận tuyển dụng và đảm bảo nguồn thu nhập thì bạn sẽ không xin được gia hạn tư cách lưu trú. Chính vì vậy, những bạn chọn phương án này, thường phải bắt tay vào xin việc làm và công ty tiếp nhận trước thời hạn visa 1 năm. Và việc đi làm sớm cũng sẽ khiến bạn bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị trường lớp sớm hơn và bắt đầu những guồng xoay công việc.
5. Visa Tokutei Gino
Các bạn sau 1 năm học ở trường Nhật ngữ đạt trình độ tiếng Nhật là N4 và thi đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định do chính phủ Nhật Bản tổ chức, thì các bạn có thể chuyển sang visa Tokutei với thời hạn 5 năm. Khi đi làm thì các bạn sẽ phải làm việc theo đúng ngành nghề mình đã thi. Bạn có thể chuyển việc làm hay chuyển công ty trong giới hạn ngành nghề visa quy định.
Visa Tokutei bao gồm 14 ngành nghề được cấp phép, bao gồm:
– Xây dựng(建築業)
– Công nghiệp tàu biển(造船・船用工業)
– Bảo trì, Sửa chữa ô tô(自動車整備業)
– Nghiệp vụ hàng không, sân bay(空港業)
– Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)
– Điều dưỡng, hộ lý (介護)
– Vệ sinh tòa nhà (ビルクリーニング)
– Nông nghiệp(農業)
– Ngư Nghiệp(漁業)
-Chế biến thực phẩm(飲食料品製造業)
– Dịch vụ ăn uống, nhà hàng(外食業)
– Chế tạo vật liệu (素材産業)
– Gia công cơ khí(産業機械製造業)
– Cơ điện, điện tử(電子・電気機器関連産業)
Tuy rằng có nhiều sự lựa chọn, mặc nhiên không phải sự lựa chọn nào cũng dễ dàng. Lời khuyên của KAHA rằng đừng chủ quan để rồi lựa chọn phương án tối thiểu nhất. Hãy suy nghĩ và lập kế hoạch để lựa chọn phương án tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Đi đường thẳng chưa được, thì chọn đi đường vòng bạn nhé.
Còn nếu bạn đang gặp khó khăn trong hành trình đến với ước mơ du học Nhật, hãy liên hệ KAHA ngay để được tư vấn nhé. ^^
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
|