NHỮNG LOẠI BẢO HIỂM BẮT BUỘC MÀ DU HỌC SINH PHẢI ĐÓNG Ở NHẬT BẢN

Không chỉ ở Việt Nam, bảo hiểm cũng là khoản bắt buộc đối với du học sinh ở Nhật. Đóng bảo hiểm sẽ giúp cho các em có thể an tâm học hành hơn bởi chi phí khám chữa bệnh bên này rất đắt đỏ. Vậy đối với các bạn du học Nhật Bản, theo quy định các em sẽ phải tham gia loại Bảo hiểm du học sinh Nhật nào? Cùng KAHA theo dõi nội dung dưới đây!

1. Quy định về việc đóng bảo hiểm của du học sinh Nhật Bản

Ở Nhật Bản, chi phí khám chữa bệnh là rất đắt, thậm chí trở thành một gánh nặng lớn khi có vấn đề về sức khỏe. Đương nhiên, đi kèm với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị thăm khám và chất lượng dịch vụ thuộc top đầu khu vực và thế giới. Để không phải lo lắng về chi phí khám chữa bệnh, tất cả người dân Nhật Bản đều tham gia bảo hiểm y tế, điều này đã được quy định cụ thể trong những điều luật mà Chính phủ Nhật Bản ban hành. 

Đối với người ngoại quốc sinh sống tại Nhật từ một năm trở lên cũng đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc dân. 

Việc mua bảo hiểm y tế cho du học sinh Nhật Bản cũng là thủ tục cần thiết nên khi nhập học tại các trường Nhật ngữ. Khi được nhận vào trường thì du học sinh sẽ được yêu cầu đóng khoản bảo hiểm y tế trong yêu cầu nộp học phí. Nhà trường sẽ đứng ra đóng các khoản phí này giúp các du học sinh trong thời gian đầu khi các bạn chưa quen với các thủ tục hành chính ở Nhật Bản

2. Các loại bảo hiểm ở Nhật dành cho du học sinh

Ở Nhật có rất nhiều loại bảo hiểm như: Bảo hiểm y tế quốc dân,  bảo hiểm xã hội Nhật Bản, Bảo hiểm hưu trí, … Trong đó, có 2 loại bảo hiểm du học sinh Nhật Bản cần lưu ý đó là bảo hiểm y tế quốc dân và bảo hiểm du học sinh.

2.1. Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản

Đối tượng tham gia 

+ Toàn bộ người dân Nhật Bản.

+ Người có tư cách lưu trú trên 3 tháng.

+ Người có tư cách lưu trú dưới 3 tháng nhưng đi theo diện lưu diễn, thực tập sinh, công việc đặc thù…hoặc 1 số trường hợp đặc biệt mà sẽ được chính quyền nơi sinh sống cấp cho tư cách lưu trú trên 3 tháng.

Quyền lợi

Khi tham gia bảo hiểm y tế quốc dân, bạn sẽ chỉ phải chi trả khoảng 30% chi phí khám chữa bệnh. Cụ thể như sau,

– Trẻ em dưới độ tuổi đi học bắt buộc chỉ phải trả 20% chi phí y tế.

– Người trong độ tuổi giáo dục bắt buộc và dưới 69 tuổi chỉ phải trả 30% chi phí y tế.

– Người trên 70 tuổi chỉ phải trả 10% chi phí y tế.

– Ngoài ra bạn cũng được hoàn lại tiền đi lại trong trường hợp vào viện cấp cứu, trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến việc chữa trị, tuy nhiên, phải có giấy xác nhận của bác sĩ.

– Trong trường hợp nằm viện nội trú, bạn cũng sẽ được giảm tiền ăn và tiền ở.

– Ngay cả khi sử dụng dịch vụ y tế ở nước ngoài, bạn sẽ được hỗ trợ 70-90% phí y tế (tương đương với phí phải trả ở Nhật) miễn là các dịch vụ ấy giống như các dịch vụ được quy định trong bảo hiểm ở Nhật.

– Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn phải đóng tiền bảo hiểm đầy đủ theo quy định thì mới được hưởng những ưu đãi trên.

Cách đóng tiền bảo hiểm y tế

Khi có nguyện vọng đăng ký tham gia “ bảo hiểm y tế”, bạn cần thẻ cư trú trên 3 tháng, nếu trường hợp bạn chưa có thẻ, cần phải có giấy tờ chứng nhận lưu trú trên 3 tháng. Sau đó, bạn đến quầy phụ trách tại tòa thị chính của thành phố, huyện, thị trấn…nơi mình sinh sống để được hướng dẫn.

Lưu ý, vài ngày sau khi đăng ký tham gia, bạn sẽ nhận được giấy khai  báo thu nhập. Hãy cố gắng khai báo chính xác và gửi lại đúng hạn vì tiền bảo hiểm hàng tháng bạn phải đóng sẽ tùy vào thu nhập của bạn. Nếu chậm trễ thủ tục này, bạn có thể sẽ phải đóng phí bảo hiểm cao hơn mức lẽ ra bạn phải trả.

Chi phí bảo hiểm hàng tháng sẽ khác nhau tùy theo mức thu nhập của đối tượng tham gia bảo hiểm và tùy theo quy định của từng địa phương. Phí bảo hiểm có thể được chi trả theo từng tháng hoặc thành một số lần trong năm. Bạn có thể nhận hóa đơn được gửi về nhà, sau đó đến bưu điện, cửa hàng tiện lợi hoặc thanh toán qua thẻ ngân hàng trong vòng 24 giờ gần nhất

2.2. Bảo hiểm du học sinh Nhật Bản

Đối tượng tham gia

Du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản theo diện tự túc, bán tự túc, học bổng….

Quyền lợi

Khi tham gia bảo hiểm y tế quốc dân, bạn sẽ được hỗ trợ 70% chi phí y tế, tức là bạn chỉ phải trả 30%. Tuy nhiên, nếu 30% đó vượt quá 3000 yên thì khi đăng ký bảo hiểm du học sinh, bạn chỉ phải trả 30% của 30% đó. ( trừ trường hợp bệnh mãn tính hoặc điều trị nha khoa).

Ví dụ: Bạn bị tai nạn cần phải điều trị trong bệnh viện. Phí điều trị và tổng tiền thuốc, tiền lưu trí tại viện là 30.000 yên.

– Nếu tham gia Bảo hiểm quốc dân, bạn chỉ phải trả 30% của 30.000 yên đó, tức là 9000 yên.

– Tuy nhiên, phần phát sinh này > 3000 yên. Nên nếu tham gia cả bảo hiểm du học sinh, bạn sẽ chỉ phải trả 30% của 9000 yên, tức là 3000 yên và được hỗ trợ 6000 yên.

Bảo hiểm du học sinh Nhật không bắt buộc, tuy nhiên, nếu tham gia bảo hiểm du học sinh, bạn có thể giảm bớt được gánh nặng về chi phí y tế trong cuộc sống tại Nhật của mình.

Cách đóng tiền bảo hiểm du học sinh Nhật Bản

– Bạn có thể mua bảo hiểm du học sinh Nhật trực tiếp tại trường mình theo học. Nhà trường sẽ đăng kí toàn bộ thủ tục tham gia bảo hiểm cho bạn.

– Đối với du học sinh có visa du học thì chi phí bảo hiểm du học sinh Nhật đã bao gồm trong học phí.

3. Cách tính tiền bảo hiểm ở Nhật

Ở Nhật, số tiền bảo hiểm mà hàng tháng bạn phải nộp sẽ phụ thuộc vào khoản thu nhập của bạn. Khoản tiền bảo hiểm này sẽ tính theo thu nhập năm trước, dựa trên tổng thu nhập, độ tuổi và địa phương bạn sống.

Vì thế, không lạ khi số tiền bảo hiểm du học sinh Nhật phải đóng sẽ khác nhau. Du học sinh vào năm đầu tiên vì chưa có lương để tính nên thường rẻ nhất. Nhung kể từ năm thứ 2, bạn sẽ thấy tiền bảo hiểm phải đóng tăng lên đáng kể.

Để tính bảo hiểm tại Nhật bạn có thể sử dụng website: http://www.kokuho-keisan.com/

4. Một số lưu ý khi sử dụng bảo hiểm dành cho du học sinh Nhật Bản

4.1. Các loại chữa trị không nằm trong phạm vi bảo hiểm

Ngoài ra các bạn cần lưu ý một số trường hợp sẽ không được nhận chi trả từ bảo hiểm y tế như:

  • Thương tật do tai nạn giao thông, đánh nhau: thương tật do sự vô ý thức, hành vi phạm pháp của người khác gây ra thì người gây thương tật phải có trách nhiệm chi trả phí y tế. Trong trường hợp không thể tìm ra đối tượng gây thương tích thì chính phủ cũng có chế độ bồi thường với mức đền bù theo quy định của pháp luật (chế độ bồi thường chính phủ).
  • Phá thai không phải do bệnh tật
  • Phí ăn ở tại phòng đặc biệt, phòng theo yêu cầu tại bệnh viện.
  • Điều trị bằng phương pháp đặc biệt, như phẫu thuật thẩm mỹ….
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Tiêm phòng.
  • Chi phí để mua một số vật liệu dùng trong nha khoa, ví dụ như vàng làm răng giả….

4.2. Cách xin giảm tiền bảo hiểm ở Nhật cho du học sinh

Kinh tế của du học sinh còn nhiều khó khăn và hạn chế, dưới đây là một số cách giúp giảm tiền bảo hiểm dành cho du học sinh Nhật mà bạn có thể tham khảo:

  • Vì không biết bạn làm ra bao nhiêu tiền, bạn chỉ nên dùng 1 tài khoản để khai lương dù cho bạn có dùng nhiều tài khoản một lúc. Như thế tiền bảo hiểm sẽ giảm hơn.
  • Bạn cũng có thể tới văn phòng thành phố địa phương khiếu nại. Bạn có thể nói mình trong tình trạng đang kẹt tiền, không thể nào trả. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải có lý do chính đáng.
  • Khi khai thuế thu nhập, bạn nên khai có gửi tiền về nước. Những thông tin về địa chỉ gia đình bạn cứ ghi vào. Tiền bảo hiểm và thuế của bạn theo đó cũng bị trừ khá nhiều.

4.3. Không đóng tiền bảo hiểm ở Nhật có sao không?

Việc tham gia bảo hiểm tại Nhật Bản là điều bắt buộc đối với tất cả mọi người đang sống ở Nhật và được quy định trong luật pháp của Nhật, không một cá nhân nào đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản không tham gia bất kì loại bảo hiểm nào. Vì vậy không có chuyện bạn không thích đóng thì thôi không đóng, lúc có bệnh tật gì thì mình tự chịu thôi.

Khác với nợ thuế, visa của bạn sẽ không bị ảnh hưởng khi bạn nợ bảo hiểm. Nếu bảo hiểm du học sinh Nhật Bản du học mà nợ không đóng, địa phương sẽ có biện pháp.

  • Đầu tiên, họ có thể gửi giấy cảnh cáo.
  • Sau đó, học có thể phong tỏa tài sản của bạn rồi tự trừ.
  • Đỉnh điểm hơn nữa là bạn có thể bị tịch thu tài sản giá trị khác vì họ sẽ đến tận nhà. Xe đạp hay tivi, .. của bạn sẽ bị thu giữ để nộp tiền bảo hiểm.

Đặc biệt, tại Nhật Bản chi phí khám chữa bệnh tất đắt đỏ, khiến cho bạn có thể phá sản bất cứ lúc nào. Vậy nên đây cũng chính là cách để bảo vệ bạn, giúp bạn an tâm hơn để học tập và làm việc. Vì vậy thực tập sinh, du học sinh không được chủ quan không đóng. Thực tế đã có trường hợp có bạn sinh viên Việt bị tai nạn ở Nhật nhưng không thể chi trả nổi viện phí vì không chịu đóng bảo hiểm suốt từ khi mới sang.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại bảo hiểm du học sinh Nhật cần phải đóng. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về tiền bảo hiểm cũng như các vấn đề liên quan đến du học Nhật Bản, hãy inbox KAHA để được hỗ trợ ngay bạn nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook: https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439