NHỮNG LINH HỒN GHÉ THĂM DỊP CUỐI NĂM ĐỂ MANG LẠI MAY MẮN

Ở Nhật Bản, người dân từ lâu đã tin rằng các linh hồn bảo vệ hiện diện ở khắp mọi nơi, trong tự nhiên, nhà cửa, đền thờ… Đặc biệt vào dịp cuối năm, sự xuất hiện họ mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người dân xứ Phù Tang.

Oga no Namahage – Tỉnh Akita

Lễ hội Namahage Sedo | Travel Japan - Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản  (Trang web chính thức)

Vào đêm ngày 31/12, tại bán đảo Oga, tỉnh Akita, những linh hồn với khuôn mặt đáng sợ có tên gọi là Namahage đi dạo quanh làng. Khi vào từng căn nhà có trẻ nhỏ, câu đầu tiên Namahage nói là “Naku ko wa ine ga?” (Có đứa trẻ khóc nhè nào không?), kèm theo đó là những tiếng động đáng sợ khi dậm chân xuống sàn nhà và vung những vật dụng tương tự như con dao lớn, để khiến trẻ con sợ hãi.

Namahage mặc áo choàng rơm gọi là kede, làm bằng rơm từ vụ thu hoạch năm đó. Bất kỳ cọng rơm nào rơi vào nhà trong chuyến viếng thăm của họ đều được coi là bùa may mắn.

Tại những ngôi nhà được Namahage đến thăm, người chủ gia đình sẽ phục vụ một bữa ăn trang trọng và đảm bảo với họ rằng “Tất cả các con tôi đều học hành chăm chỉ, và không đứa nào khóc nhè cả”.

Namahage
Các Namahage sẽ canh thời gian sao cho hoàn thành việc ghé thăm các nhà vào đúng tiếng gà gáy đầu tiên của năm mới. Thực tế, họ là những thanh niên trong làng hóa trang trông giống Namahage.

Tuy nhiên ngày nay, truyền thống này dần bị mai một khi nhiều gia đình từ chối việc viếng thăm của Namahage bởi nhiều lý do. Một số lý do được đưa ra là những căn nhà được xây theo kiểu hiện đại không có phòng trải chiếu tatami để tiếp đãi Namahage; chủ nhà lo lắng nhà sẽ bị bẩn khi Namahage dậm chân vào nhà mà không cởi giày; cha mẹ cảm thấy không vui khi con cái họ sợ hãi quá mức; hoặc cuộc viếng thăm này sẽ làm gián đoạn việc thưởng thức chương trình đêm giao thừa trên kênh NHK.

Namahage1

Sakaki oni – Tỉnh Aichi

The Hana Festivals of Okumikawa, Aichi Prefecture | AichiNow-OFFICIAL SITE  FOR TOURISM AICHI

Một trong những hoạt động giải trí được tổ chức ở các ngôi làng miền núi biệt lập trải dài khắp tỉnh Aichi là lễ hội Hana Matsuri. Vào lúc bốn giờ sáng trong thời điểm diễn ra lễ hội, nhịp điệu của bản nhạc chậm lại và chơi ở một tông trầm hơn, tạo nên bầu không khí huyền bí. Sakaki oni, mặc đồ đỏ và cầm một chiếc rìu lớn, xuất hiện một cách ấn tượng, đi cùng với một số con quỷ nhỏ. Người ta nói rằng Sakaki oni là hiện thân của vị thần núi được tôn kính trong vùng.

Sakaki-oni

 

Khi xuất hiện, Sakaki oni sẽ đi quanh khu phố, vung rìu để xua đuổi tà ma cho những gia đình có người bị bệnh, sau đó rút lui về ngọn núi.

Sonai no Shichi – Tỉnh Okinawa

Ở Sonai, rìa tây bắc của đảo Okinawa có lễ hội Shichi đã được tổ chức trong hơn 500 năm để tạ ơn vụ thu hoạch và cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu vào năm sau.

Vào ngày thứ hai của lễ hội, vị thần Miriku xuất hiện từ đại dương, mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Thần mặc bộ trang phục màu vàng, mang mặt nạ cười đi đến bãi biển, theo sau là một đoàn những người phụ nữ đeo mạng che mặt màu đen gọi là fudachimi, những người không che mặt thì gọi là anga, còn có các nhạc công chơi sáo, trống và đàn sanshin.

Miriku
Tại sân khấu, những người tham gia lễ hội sẽ trình diễn điệu múa truyền thống, sau cùng Miriku cũng sẽ có một điệu múa hồi đáp. Trong khi đó, hai chiếc thuyền đánh cá đua với nhau trên mặt nước. Người ta tin rằng những chiếc thuyền này mang theo hạnh phúc cho năm mới.

dua-thuyen
Lễ hội kết thúc khi mặt nạ của Miriku được tháo ra và hiện thân của vị thần trở lại hình dạng con người.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC QUỐC TẾ KAHA

✓ Địa chỉ: Số 5.34 Khu đô thị Khai Sơn, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

✓ Hotline: 0977 629 439

✓ Website: https://www.facebook.com/duhockaha

✓ Facebook:https://www.facebook.com/duhockaha

close-link
0977.629.439